Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus, đôi khi trẻ nhiễm cùng lúc cả hai loại vi khuẩn này. Đây là bệnh thường gặp ở những trẻ đến tuổi đi học vì rất dễ lây lan và thường xảy ra vào mùa nóng. Bình thường, vi khuẩn Staphylococus có thể sổng trên cơ thể một cách vô hại, nhưng khi da đứa trẻ bị tổn thương, trầy xước hôặc khi trẻ bị bệnh chàm thì vi khuẩn sẽ có điều kiện để gây nhiễm cho những mô ở sâu hơn. Biểu hiện thường thấy của bệnh chốc lở là những sang thương da nhỏ dạng phòng giộp hoặc tạo vẩy cứng, thường xuất hiện ờ mặt và tay chân.Thường thì chốc lở không gây nguy hiểrrt và cũng không gây tổn thương da lâu dài, bệnh chỉ làm cho bé cùa bạn ưông “xấu xí” ít hôm. Nhưng bù lại, đây là chứng bệnh có tốc độ lây lan rất cao.
Triệu chứng của chốc lở:
Sau quá trình ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 3 ngày, bệnh sẽ diễn tiến theo các giai đoạn sau:
Da trở nên ngứa và ửng đỏ.
Xuất hiện các sang thương là những vết phồng giộp, thường ở quanh mũi và miệng.
Sang thương vỡ ra và chảy dịch vàng nhầy.
Sang thương bắt đầu đóng vẩy ướt nổi gồ lên mặt da.
Vẩy khô dần và tróc.
Da lành hoàn toàn sau vài ngày.
Triệu chứng nhiễm trùng nặng:
Nếu vi khuẩn gây nhiễm ở một vùng da rộng lớn thì tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng hơn và có thể gây các triệu chứng như sốt, sưng hạch, khó chịu. Nặng hơn hữa có thể gây nhiễm trùng toàn thân. Nếu chốc lở xảy ra ở trẻ sơ sinh mà không được điều trị kịp thời thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Con đường lây truyền của vi khuẩn
Như trên đã nói, bệnh chốc lở rất dễ lây, đặc biệt ữong giai đoạn sang thương vỡ. Khi bị bệnh, da trẻ sẽ rất ngứa, khi trẻ gãi thì vi khuẩn sẽ bám vào đầu móng tay, từ đó xâm nhập vào những vùng da chưa bị nhiễm trên cơ thể và thậm chí có thể “di cư” sang cơ thể của trẻ khác. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể lây truyền nếu trẻ lành dùng chung đồ với trẻ bệnh.
Trị bệnh như thế nào?
Bệnh chốc lở nếu không điều trị có thể dẫn đến áp xe. Đe chấn đoán chốc lở, các bác sĩ sẽ dùng tăm bông phết vào sang thương để tìm xem có vi khuẩn hiện diện hay không. Trong điều trị, các bác sĩ sẽ cho bôi thuốc cho đến khi vùng da tổn thương lành hẳn. Ngoài ra trẻ cũng có thể được cho dùng kháng sinh dạng sirô hay dạng viên.
Phòng ngừa lây nhiễm cho người khác
Để tránh lây nhiễm cho trẻ khác cũng như những người thân trong gia đình, các bà mẹ cần lưu ý những điều sau:
Giặt riêng quần áo, khăn tắm của trẻ.
Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với trẻ bệnh.
Dặn dò mọi người rửa tay thường xuyên.
Đối với trẻ bệnh nên cắt ngắn móng tay và ưánh không được gãi.
Dùng dung dịch kháng khuẩn hoặc xà phòng diệt khuẩn.