Món ăn phòng chống mất ngủ

Trong thời buổi nhịp sống sôi động và căng thẳng hiện nay, mất ngủ là một trong những chứng bệnh thường gặp. Và đương nhiên, các loại tân dược có tác dụng an thần trấn tĩnh cũng trở thành “người bạn” bất đắc dĩ của nhiều người. Tuy nhiên, ai cũng biết rằng chúng là thứ không nên dùng quá dài và dùng với liều quá cao. Vả lại, nhiều khi ngay cả những loại có công hiệu khá mạnh cũng không đem lại cho người bệnh một giấc ngủ ngon lành theo ý nguyện.

Bởi vậy, ngoài việc dùng thuốc, một trong những vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm là tìm hiểu, lựa chọn và vận dụng các biện pháp hết sức dung dị và mang đậm tính tự nhiên của y học cổ truyền, trong đó có việc chế biến và sử dụng các món ăn – bài thuốc có công dụng vừa bổ dưỡng vừa an thần. Bài viết này xin được giới thiệu với độc giả hai ví dụ khá điển hình

ăn rau rút tốt cho giấc ngủ của bạn

Ăn rau rút hàng thường xuyên tốt cho giấc ngủ của bạn

Món ăn chữa mất ngủ 1:

Tim lợn 1 quả, hạt sen 30g, long nhãn 15g, bạch hợp 30g, gia vị vừa đủ. Tim lợn loại bỏ phần mỡ, rửa sạch, thái mỏng; hạt sen bỏ tâm, bách hợp và long nhãn rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm kỹ trong 1 giờ. Khi chín, chế đủ gia vị, ăn trong ngày. Nếu dùng hạt sen và bách hợp tươi thì càng tốt nhưng với lượng nhiều hơn một chút. Công dụng: bổ tỳ dưỡng tâm, an thần, dùng thích hợp với những người suy nhược thần kinh, ngủ kém hay quên, giấc ngủ không sâu, nhiều mộng mị. Ngoài ra, bài này còn có tác dụng bổ phế, làm giảm ho, dùng để bồi bổ cho người mắc các chứng bệnh đường hô hấp.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tim lợn (trư tâm) vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, chống co giật và cầm mồ hôi, thường được dùng để chữa chứng mất ngủ (thất miên) do tâm khí suy nhược biểu hiện bằng các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, hay hồi hộp đánh trống ngực, đầu choáng mắt hoa, dễ vã mồ hôi, dễ kinh sợ. Dân gian thường hấp cách thủy tim lợn với một chút thần sa để chữa chứng tâm quý bất miên (hồi hộp mất ngủ).

Y học cổ truyền cho rằng, có thể dùng tạng phủ của động vật (thường là lợn, dê, trâu, bò…) để chữa các bệnh lý của tạng phủ tương ứng ở người. Đây chính là nội dung của học thuyết “dĩ tạng bổ tạng” (lấy tạng phủ bổ tạng phủ) của các y gia đời xưa. Hơn nữa, Đông y cũng quan niệm rằng : “Tâm chủ thần minh”, tâm có vai trò cực kỳ to lớn trong việc duy trì hoạt động tâm thần kinhcủa nhân thể. Bởi vậy, việc dùng tim lợn làm chủ trong món ăn-bài thuốc an thần này là điều rất dễ hiểu.

Ngoài ra, trong bài còn có hai vị hạt sen và long nhãn cũng có tác dụng an thần. Hạt sen vị ngọt, tính bình, ngoài công năng kiện tỳ có lợi cho tiêu hóa còn dưỡng tâm an thần, đặc biệt tốt với những trường hợp mất ngủ kèm theo cảm giác bứt rứt, bồn chồn không yên, miệng khô họng khát, nóng trong ngực. Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tâm an thần, dưỡng huyết ích tủy, dùng rất tốt cho những trường hợp mất ngủ có kèm theo thiếu máu.

Món ăn chữa mất ngủ 2

Khiếm thực 30g, ý dĩ 30g, mạch môn 30g, hạt sen 30g và đường phèn lượng vừa đủ. Hạt sen bỏ tâm, mạch môn không bỏ lõi, khiếm thực và ý dĩ rửa sạch, tất cả đem ngâm với nước sạch trong 20 phút. Sau đó, cho khiếm thực và ý dĩ và nồi, đổ đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ hầm nhừ chừng 30 phút.

Tiếp theo, cho hạt sen và mạch môn vào, đun tiếp khoảng 20 phút nữa là được, chế thêm đường phèn, ăn trong ngày. Công dụng: thanh tâm an thần, cố thận sáp tinh, dùng thích hợp cho những người mất ngủ có kèm theo các triệu chứng như bồn chồn, bứt rứt không yên, tinh thần suy sụp, trẻ em đái dầm, người già hay đi tiểu đêm, di mộng tinh, cao huyết áp, nhịp tim không đều…

Trong bài, mạch môn vị ngọt, tính mát, có công dụng dưỡng tâm nhuận phế, thanh tâm trừ phiền, làm hết cảm giác bứt rứt, bồn chồn. Theo dược lý học hiện đại, mạch môn có tác dụng trấn tĩnh, chống co giật, bảo hộ và tăng khả năng chống đỡ của cơ trơn trong điều kiện thiếu dưỡng khí, tăng sức co bóp cơ tim và chống loạn nhịp. Ý dĩ vị ngọt, tính mát, có công năng kiện tỳ lợi thủy, cũng có khả năng trấn tĩnh và giảm đau theo nghiên cứu của y học hiện đại. Hai vị hạt sen và khiếm thực cùng phối hợp tạo nên tác dụng liễm khí, làm hết cảm giác bồn chồn lo lắng và phòng chống di tinh, di niệu.

Hai món ăn – bài thuốc trên đây, một có thể dùng làm canh trong bữa ăn, một có thể dùng làm đồ tráng miệng. Cả hai đều đơn giản về cấu trúc, dễ dàng trong chế biến và thuận tiện khi sử dụng, có thể dùng phối hợp để làm tăng hiệu quả bổ dưỡng và an thần.

Dược thiện trị mất ngủ

Theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi các chứng “bất đắc miên”, “bất đắc ngọa”, “bất mị”; nguyên nhân do âm hư, huyết ứ, dinh vệ khí huyết bất hòa, âm dương thất điều, có liên quan đến các tạng tâm, tỳ, can, đởm, thận. Y học cổ truyền có nhiều biện pháp điều trị chứng mất ngủ bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp, ấn huyệt… có hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho gan, thận, đặc biệt không gây hiện tượng lệ thuộc thuốc. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn, nước uống chữa mất ngủ.

Món ăn chữa mất ngủ

Bài 1: Canh tim lợn: tim lợn 1 cái, bổ đôi rửa sạch cho vào nồi đun cùng 15g toan táo nhân, 15g phục linh, 5g viễn chí. Đun to lửa đến khi sôi, vớt bỏ bọt rồi vặn nhỏ lửa đun tới khi chín là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, ích can, định thần, điều trị chứng tâm can huyết hư dẫn đến tâm quý, không yên, mất ngủ, ngủ mê nhiều, trí nhớ giảm sút…

Bài 2: Canh long nhãn, liên tử: long nhãn 20g, liên tử 30g, bột ngó sen 50g. Rửa sạch liên tử đun chín rồi thêm long nhãn đun nhỏ lửa cho tới khi liên tử chín nhuyễn thì cho bột ngó sen đã hòa với nước lạnh vào quấy đều cho tới sôi là được. Tác dụng: dưỡng tâm, kiện tỳ, ích khí huyết, an thần. Thích hợp với những bệnh nhân tâm tỳ hư, suy nhược thần kinh, ngày dùng 2 lần sáng, chiều.

Bài 3: Cơm canh thiên ma: thiên ma 5g, thịt gà 25g, măng tây, cà rốt 50g, nấm hương, khoai sọ, gia vị vừa đủ. Ngâm thiên ma khoảng 1 giờ cho mềm, thái nhỏ ninh nhừ, thêm thịt gà băm nhỏ, cà rốt, măng tây, nấm hương, khoai sọ thái con chì cho vào ninh chín thêm gia vị là được, ăn cùng cơm ngày 1 lần. Món ăn có tác dụng: kiện não, cường thân, trấn kinh, an thần, phù hợp với các chứng hay đau đầu, hoa mắt, ngủ ít, hay mê, hay quên.

Bài 4: Long nhãn 30g, liên tử 50g, thịt nạc 200g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Các loại nước uống tốt cho người bị mất ngủ

Trà tam thất: hoa tam thất pha trà uống có tác dụng trấn kinh, an thần, phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Trà tây dương sâm, linh chi: linh chi 15g, tây dương sâm 3g pha trà uống.

Long nhãn, táo nhân mỗi thứ 10g, ngũ vị tử 5g, đại táo 10 quả, sắc lấy nước uống.

Lộc giác phiến 1g, tây dương sâm 3g, ngũ vị tử 5g, sắc nước uống.

Ngũ vị tử, linh chi 10g, tây dương sâm 5g, đại táo 5 quả, sắc nước uống

Ngũ vị tử 10g, long nhãn 10g, hợp hoan bì 5g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống.

Long nhãn 200g, đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g. Tất cả sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa canh.

Bách hợp 30g, long nhãn 15g, tây dương sâm 5g, đại táo 10 quả; sắc nước uống ngày 2 lần.

Liên tử 50g, bách hợp 10g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống.

Người bị mất ngủ nên lưu ý:

Thiết lập tính tự tin, không nên quá căng thẳng, quá kích động trước các vấn đề.

Thư giãn, vứt bỏ mọi ưu phiền, buồn bực trước khi đi ngủ.

Tự tìm các phương pháp phù hợp chiến thắng sự mất ngủ như: đếm số, ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ.

Hãy cho rằng mất ngủ không phải là bệnh nghiêm trọng, một ngày hay vài ngày ngủ vài tiếng không có gì đáng ngại.

Thông thường sau khi điều trị được căn nguyên, tâm lý và cơ thể được thư giãn thì chứng mất ngủ cũng sẽ hồi phục.

Cháo, canh thuốc trị mất ngủ

Mất ngủ nhất thời thường do thời tiết, do công việc bề bộn, lo nghĩ hoặc do cơ thể suy nhược… mà sinh ra chứ chưa phải là bệnh. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, không nên lạm dụng thuốc ngủ. Việc tập thể dục, đi bộ, xoa bóp và thường xuyên dùng các món cháo, canh thuốc dưới đây sẽ giúp thần kinh ổn định, giấc ngủ sẽ trở lại với chúng ta.

Cháo long nhãn hạt dẻ: long nhãn 15g, hạt dẻ đã bóc vỏ 20g, gạo tẻ 50g, đường một ít. Đập vụn hạt dẻ, đem nấu với gạo thành cháo; khi cháo chín tới cho long nhãn vào khuấy đều, đun sôi, cháo chín thì cho đường vào ăn.

Cháo trứng gà, hạt kê: trứng gà 1 quả, hạt kê 100g. Hạt kê vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, đun to lửa sau nhỏ lửa nấu thành cháo, khi cháo gần chín thì đánh trứng gà vào, đun tiếp một lúc nữa là được. Mỗi tối ăn 1 lần. Công hiệu: bổ tim, an thần, chữa thiếu máu, bồn chồn mất ngủ.

Cháo nhân táo chua, hạt kê: hạt kê 100g, nhân táo chua 30g, mật ong 30g. Trước hết xay giã nhân táo chua thành bột. Hạt kê vo sạch, đổ vào nồi cùng với 1 lít nước, đun to lửa cho sôi, sau nhỏ lửa, khi cháo sắp chín đổ mật ong vào. Ngày ăn 2 lần. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, chữa mất ngủ, ăn không ngon, đại tiện táo.

Canh thịt nấu hạt sen, khiếm thực: thịt lợn 200g, hạt sen 50g, khiếm thực 50g, muối vừa đủ. Thịt rửa sạch cho vào nồi cùng hạt sen, khiếm thực, nước vừa đủ, nấu chín thành canh, cho gia vị, ăn trong ngày. Công hiệu: bổ thận cố tỳ, ninh tâm an thần, chữa tâm phiền mất ngủ, hồi hộp, lo âu, mộng mị, tiểu đêm nhiều.

Canh hến nấu bách hợp, ngọc trúc: thịt hến 50g, bách hợp 30g, ngọc trúc 20g, muối, bột ngọt vừa đủ. Thịt hến rửa sạch, thái nhỏ, bách hợp, ngọc trúc rửa sạch cho vào túi, tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, rồi chuyển đun nhỏ lửa tới chín nhừ, bỏ túi thuốc, cho muối, gia vị, ăn kèm trong bữa, ăn thịt, uống canh. Công hiệu: bổ âm, dưỡng tâm, trị mất ngủ, khát nước, gan bàn tay bàn chân nóng.

Canh vịt trắng, bí xanh, phục thần: vịt trắng 1 con, bí xanh 500g, phục thần 30g, mạch môn 30g. Vịt mổ bỏ ruột làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng túi vải đựng phục thần, mạch môn, nước, đun sôi một lúc, cho tiếp bí xanh thái miếng vào, đun đến khi thịt, bí chín nhừ nêm vị là được. Ngày ăn 2 – 3 lần. Công hiệu: bổ âm, an thần, thanh nhiệt, ninh tâm, chữa mất ngủ, thần kinh suy nhược.

Canh hạt sen: hạt sen 30g, nước vừa đủ nấu chín thành canh, cho gia vị vừa ăn. Ăn, uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, làm ngủ ngon.

Canh hàu, thịt lợn: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch, thái miếng, hàu làm sạch, cho thịt hàu cùng thịt lợn vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh, thịt chín thì cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm.

Nấm mèo hấp đường phèn: nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, đường phèn 30g. Nấm ngâm cho nở, bỏ tạp chất, rửa sạch cho vào bát cùng đường phèn, nước vừa đủ, đem hấp hoặc chưng cách thủy khoảng 1 giờ. Ăn cả cái và nước. Công hiệu: bồi dưỡng cơ thể, giải độc, ngủ tốt.

Gà giò hầm long nhãn: gà giò 1 con làm sạch cho vào nồi với long nhãn 30g, một ít rượu, giấm, hành, gừng, muối, gia vị, đặt trên bếp hầm nhỏ lửa trong khoảng 1 giờ. Ăn trong ngày. Công hiệu: bổ tỳ vị, an thần, ngủ ngon.

Nước quả dâu, đường phèn: quả dâu tươi 50g, đường phèn vừa đủ. Quả dâu rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín cho đường vào đánh tan là được. Ngày dùng 1 thang. Công hiệu: bổ âm huyết, nhuận tràng, thông tiện, chữa mất ngủ do can thận âm hư, hay quên.

Nước cam thảo, tiểu mạch, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ, chắt lấy nước, bỏ bã. Uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa mất ngủ, hồi hộp, buồn chán, tinh thần hoảng hốt.

Ẩm thực trị chứng mất ngủ

Các biện pháp điều trị chứng mất ngủ của y học cổ truyền bao gồm dược pháp, ẩm thực liệu pháp và phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, tâm lý liệu pháp, dưỡng sinh, xoa bóp huyệt…

Đối với bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài do áp lực công việc, căng thẳng thần kinh sau stress, suy nhược thần kinh thì sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây mất ngủ, biện pháp tốt nhất là dùng ẩm thực liệu pháp để điều chỉnh.

Canh tim lợn: tim lợn 1 cái, bổ đôi rửa sạch cho vào nồi đun cùng với toan táo nhân 15g, phục linh 15g, viễn chí 5g. Đun to lửa cho đến khi sôi, vớt bỏ bọt rồi vặn nhỏ lửa đun cho tới khi chín là dùng được. Có tác dụng: bổ huyết, dưỡng tâm, ích can, định thần, điều trị chứng tâm can huyết hư dẫn đến tâm quý, không yên, mất ngủ, ngủ mê nhiều, trí nhớ giảm sút…

Canh long nhãn, liên tử: long nhãn 20 g, liên tử 30g, bột ngó sen 50g. Rửa sạch liên tử đun chín rồi thêm long nhãn đun nhỏ lửa cho tới khi liên tử chín nhuyễn thì cho bột ngó sen đã hòa với nước lạnh vào quấy đều cho tới sôi là được. Tác dụng: dưỡng tâm, kiện tỳ, ích khí huyết, an thần. Thích hợp với những bệnh nhân tâm tỳ hư, suy nhược thần kinh, ngày dùng 2 lần sáng, chiều.

Cơm canh thiên ma: thiên ma 5g, thịt gà 25g, măng tây, cà rốt 50g, nấm hương, khoai sọ vừa đủ, gia vị. Ngâm thiên ma khoảng 1 giờ cho mềm, thái nhỏ ninh nhừ, thêm thịt gà băm nhỏ, cà rốt, măng tây, nấm hương, khoai sọ thái con chì cho vào ninh chín thêm gia vị vừa đủ vào là được, ăn cùng cơm ngày 1 lần; có tác dụng: kiện não, cường thân, trấn kinh, an thần, phù hợp với các chứng hay đau đầu, hoa mắt, ngủ ít, hay mê, hay quên.

Chè ngó sen: có tác dụng dưỡng tâm, an thần.

Trà hoa hồng: tác dụng giải uất.

Trà long nhãn, bách hợp: có tác dụng an thần, trấn kinh.

Trà tam thất: hoa tam thất pha trà uống có tác dụng trấn kinh, an thần phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp gây đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Trà tây dương sâm, linh chi: linh chi 15g, tây dương sâm 3g pha trà uống

Long nhãn, táo nhân mỗi thứ 10g, ngũ vị tử 5g, đại táo 10 quả sắc lấy nước uống

Lộc giác phiến 1g, tây dương sâm 3g, ngũ vị tử 5g sắc nước uống

Ngũ vị tử, linh chi 10g, tây dương sâm 5g, đại táo 5 quả sắc nước uống

Ngũ vị tử 10g, long nhãn 10g, hợp hoan bì 5g, toan táo nhân 5g sắc nước uống

Long nhãn 200g, đào nhân 100g, tây dương sâm 10g, đại táo nhục 200g, mật ong 10g. Sắc đặc nấu cao, mỗi ngày dùng 1 đến 2 thìa canh

Bách hợp 30g, long nhãn 15g, tây dương sâm 5g, đại táo 10 quả; sắc nước uống ngày 2 lần

Liên tử 50g, bách hợp 10g, toan táo nhân 5g, sắc nước uống

Long nhãn 30g, liên tử 50g, thịt nạc 200g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn

Trên đây là những món ăn cũng là bài thuốc chữa bệnh mất ngủ, vậy ăn gì khi bị mất ngủ, khó ngủ là do bạn lựa chọn phương pháp hợp lý cho mình. Hãy áp dụng để cải thiện giấc ngủ cho mình nhé !

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.