Vô sinh do tắc ống dẫn tinh
Tắc ống dẫn tinh là nguyên nhân gây vô sinh nam có thể điều trị bằng phẫu thuật, bệnh chiếm tỉ lệ khoảng 7% vô sinh nam (Dubin và Amelar, 1971) (38); (Greenberg và cộng sự 1978) (50). Tắc ống dẫn tinh có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của đường sinh dục, từ trong tinh hoàn qua mào tinh hoàn, đến ống phóng tinh. Bệnh có thể do dị dạng hoặc không có đoạn ống dẫn tinh bẩm sinh, hoặc mắc phải do hậu quả của nhiễm khuẩn, chít hẹp hay thắt ống dẫn tinh.
- Tật không ống dẫn tinh : Rất ít gặp, chỉ chiếm 11-50%trường hợp tắc ống dẫn tinh bẩm sinh (Amelar và Hotchkiss, 1963) (9), (Lê Văn Vệ, Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến, 2001) (95), (Charny 1965) (25). Khám lâm sàng không sờ thấy ống dẫn tinh, nhưng mào tinh vẫn căng, đầy đủ. Bệnh thường kết hợp với không túi tinh và bóng tinh. Một số bệnh nhân có thể kèm tật có 1 thận. Xét nghiệm không tinh trùng trong tinh dịch, khối lượng tinh dịch thường < lml. Trên mẫu sinh thiết tinh hoàn, quá trình sinh tinh vẫn xảy ra. ‘
Trường hợp trên lâm sàng, bệnh nhân có kích thước tinh hoàn bình thường, xét nghiệm không tinh trùng trong tinh dịch, là tiêu chuẩn của tắc ống dẫn tinh.
- Tắc ống dẫn tinh do hiến chứng của nhiễm khuẩn : Lậu, tạp khuẩn… ký sinh trùng gây tắc ống dẫn tinh.
- Thắt ống dẫn tinh triệt sản (vasectomy): Là nguyên nhân chính của tắc ống dẫn tinh. Thế giới có khoảng 40 triệu và Việt Nam có khoảng 120,000 nam giới thắt ống dẫn tinh triệt sản (Trần Quán Anh, Nguyễn Bửu Triều, Trần Thị Trung Chiến) (1) (2), Lê Văn Vệ, Trần Quán Anh, Trần Thị Trung Chiến (94).
Điều trị không ống dãn tinh bẩm sinh có thể phẫu thuật làm nang túi tinh nhân tạo, sau đó chọc hút lấy tinh trùng. Hoặc chọc hút túi tinh trùng từ mào tinh để thụ thai cho người vợ. Kết quả phẫu thuật không cao. Hoặc cồ thể thụ thai với tinh trùng người cho.
Những trường hợp tắc ống dẫn tinh thứ phát có thể làm phẫu thuật nối ống dẫn tinh – ống dẫn tinh, hoặc ống dẫn tinh – mào tinh hoàn : Trường hợp tắc ống dẫn tinh thì nối ống dẫn tinh. Kết quả phẫu thuật lưu thông miệng nối bao giờ cũng cao hơn có thai. Vì đối tượng bệnh này có nhiều yếu tố tác động đến kết quả phẫu thuật như, miễn dịch, nội tiết, biến đổi cấu trúc tinh hoàn (1,2) (94).
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF, ISCI), kỹ thuật lấy tinh trùng từ túi tinh nhân tạo, hay mào tinh hoàn để thực hiện thụ thai với trứng của người vợ đã có nhiều tiến bộ, mở ra hy vọng cho đối tượng vô sinh nam do tắc ống dẫn tinh.
Vô sinh do rối loạn xuất tinh
(Xem chi tiết chương rối loạn xuất tinh và rối loạn cương dương)
- Xuất tinh ngược dòng
Do tinh dịch vẫn được phóng ra khỏi túi tinh nhưng lại vào bàng quang chứ không ra niệu đạo.
Chẩn đoán lâm sàng : Bệnh nhân biểu hiện không có tinh dịch xuất ra khi giao hợp hoặc với lượng rất ít. Xét nghiệm có tinh trùng trong nước tiểu sau giao hợp, nếu có từ 10-15 tinh trùng/ vi trường thì chẩn đoán chắc chắn là xuất tinh ngược dòng.
- Xuất tinh chậm : Cuộc giao hợp tiến hành bình thường, nhưng bệnh nhân không có cảm giác phóng tinh được ra ngoài. Sau giao hợp, trong lúc nghỉ ngơi hoặc sau giấc ngủ mệt, tinh dịch mới chảy ra ngoài từ từ.
- Không xuất tinh : Dương vật đủ cương cứng để giao hợp nhung hung phấn không thấy tăng dần. Đặc biệt dù thời gian kéo dài bao lâu bệnh nhân không thể nào xuất tinh được và nhất là không thấy có khoái cảm cực độ. Cuộc giao hợp có thể dùng ở bất cứ lúc nào người phụ nữ yêu cầu chứ người nam giới không thể thoả mãn.
Vô sinh do rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương không giao hợp được nên không đưa tinh trùng của người chồng vào âm đạo của người vợ để thụ thai.
Điều trị rối loạn xuất tinh và rối loạn cương dương là vấn đề cần thiết đối với bệnh nhân mắc bệnh này. Kết quả có thể cải thiện được tình trạng xuất tinh và giao hợp, làm tăng cơ hội thụ thai tự nhiên.