Thiếu máu là trạng thái giảm lượng huyết cầu tố (Hemoglobin) trong một đơn vị thể tích máu. Theo tổ chức y tế thế giới, thiếu máu khi:

Hemoglobin dưới 110gam/l, ở trẻ 6 tháng đến 6 tuôi. Hemoglobin dưới 120 gam/1, ở trẻ 6-14 tuổi.

Nguyên nhân gây thiếu máu có nhiều nguyên nhân:

Thiếu do giảm sinh: thường thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: thiếu sắt, thiếu axít folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein.

Thiếu máu do giảm sản sinh và sản tuỷ do suy tuỷ bẩm sinh và mắc phải do thâm nhiễm tuỷ: Loxemi, tế bào ung thư di căn vào tuỷ xương.

Ngoài ra: suy thận mãn tính, thiểu năng giáp trạng, nhiễm khuẩn mãn tính.

Thiếu máu do mất máu: thường gặp trong chảy máu cấp do chấn thương, giãn tĩnh mạch thực quản, rối loạn nội tiết nữ…

Thường gặp trong rối loạn cầm máu: giảm tiểu cầu, hemophilia, giảm protrombin, giảm fibrin, đông máu trong mạch lan toả.

Chảy máu sơ sinh, chảy máu rốn, máu truyền từ thai sang mẹ hay ngược lại…

Thiếu máu do tan máu

Tan máu bẩm sinh, nguyên nhân tại hồng cầu: Bệnh huyết cầu tố: alpha thalasemic, bêta thalasemi HbE, HbS, HbD… thiếu hụt enzym: Gluco 6 phosphat dehydrogenase, pyruvatkinase.

Tan máu mắc phải ngoài hồng cầu: sốt rét, nhiễm khuẩn máu.Miễn dịch: bất đồng máu mẹ và máu con ABO, Rh, tự miễn. Nhiễm độc: Phenylhydrazin, nitrit, hoá chất, nọc rắn. Cường lách.

Thiếu máu do thiếu sắt rất phổ biến ở sáu tháng đến 3 tuổi do cung cấp thiếu sắt trong sữa mẹ, trong xam, trong đẻ non, thiếu cân, do hấp thu kém, giảm nồng độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài… mất sắt vì chảy máu.

Biểu hiện ở da của bệnh nhi xanh, niêm mạc trắng bệch, mệt nhọc, kém vui chơi, hoạt động và ngừng phát triển, nhẹ cân. Có tiền sử đẻ non, nhiễm khuân mãn tính… Trẻ lười ăn, biếng chơi, nét mặt ủ rti kém vui…

Xét nghiệm: huyết cầu tố giảm nhiều về số lượng, hồng cầu, hồng cầu nhỏ nhược sắc, nồng độ huyết cầu tố hồng cầu dưới 30 gam/dl, huyết cầu tố trung bình, hồng cầu dưới 27 mg, thể tích hồng cầu trung bình dưới 80fl.

Sắt huyết thanh dưới 50mg/dl, chỉ số bão hoà siderophilin dưới 15%. Protocophyrin huyết thanh giảm dưới 12mg/dl.

Phòng thiếu máu thiếu sắt

Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất ngay từ khi người mẹ mới mang thai và kéo dài trong thời gian cho con bú. Nuôi trẻ bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn xam với thức ăn có phế phẩm sắt 20mg/ ngày, từ tháng thứ hai trở đi.Phòng và chữa các bệnh về giun, tiêu chảy, các bệnh mãn tính gây chảy máu.

Điều trị

Sulphat sắt 20mg/kg/ ngày, chia ba lần, uống xa bữa ăn. Hoặc Gluconat sắt 40mg/kg/ ngày, chia ba lần, dùng cách bữa ăn, kéo dài 12 tuần.

Kết hợp với vitamin C 1-3 viên mỗi ngày để dễ hấp thụ sắt. Trẻ không dùng thuốc được thay bằng Inferon 50mg/ml tiêm bắp theo công thức trong phác đồ.

Điều trị nguyên nhân thiếu sắt, điều chỉnh chế độ ăn thích hợp từng lứa tuổi, chữa khỏi nguyên nhân kém hấp thu và chảy máu.

Thiếu máu do thiếu Acid folic

Nguyên nhân do phần lớn sụ cung cấp các dưỡng chất quá thiếu hụt nên thiếu acid folic. Acid folic có nhiều trong thịt, gan, trứng, men mốc, rau xanh màu sẫm. Mắc bệnh gây kém hấp thu do tiêu chảy kéo dài, lao ruột, bệnh tiêu mỡ do dùng thuốc chống co giật, chống sốt rét, chống chuyển hoá…

Nhu cầu của trẻ càng tăng như trẻ đẻ non, bị sốt rét, phụ nữ có thai, tan máu, bệnh lơxemi.

Biểu hiện ở bệnh nhi thiếu máu, da, niêm mạc nhợt nhạt, ù tai, chóng mặt do tiêu chảy gây chán ăn, viêm miệng, gan to, mệt mỏi, run tay chân, trương lực cơ tăng.

Xét nghiệm sinh học: hồng cầu to thể tích, hồng cầu trung bình trên 100F1. Bạch cầu giảm. Bạch cầu hạt phân nhiều múi. Tiểu cầu giảm nhẹ. Nhiều nguyên hồng cầu khổng lồ trong tuỷ xương. Acid folic huyết thanh dưới 3mcg/ml.

Điều trị là dùng Acid folic 5mg/ ngày, dùng bốn tuần. Thiếu niên thiếu acid folic thường thiếu sắt, nên phối hợp với sắt và chữa nguyên nhân gây thiếu acid folic.

Phòng tránh là nuôi trẻ đúng phương pháp, đủ dưỡng chất, chống suy dinh dưỡng. Phát hiện và chữa các bệnh mãn tính về đường tiêu hoá…

Bài trướcBệnh Viêm cầu thận cấp ở trẻ em
Bài tiếp theoNên làm gì ở những năm còn lại cuối đời

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.