1. Đại cương
Sa sinh dục còn gọi là sa tử cung, nhưng gọi sa sinh dục thì đúng hơn, vì trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau kèm theo sa trực tràng.
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, nhất là phụ nữ nông thôn, trong lứa tuổi 40 – 50 trở lên chiếm khoảng 8%.
Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động, công tác của phụ nữ.
Bệnh thường gặp ở những người chửa đẻ nhiều, đẻ quá sớm, quá dày và những lần đẻ trước không an toàn.
Người chưa đẻ lần nào, cũng có thể sa sinh dục, nhưng ít gặp hơn.
2. Cơ chế giữ tử cung không sa
Bình thường tư thế tử cung trong hố chậu là gập trước, thân tử cung gập với cổ tử cung một góc 1000- 1200, tử cung gập với trục âm đạo một góc 900.
Các tổ chức giữ cho tử cung ở tư thế bình thường là:
- Tổ chức cơ: các cơ hoành chậu hông: cơ nâng hậu môn là quan trọng nhất.
- Các dây chằng: dây chằng tử cung – cùng, dây chằng tròn, dây chằng rộng.
- Tổ chức liên kết dưới phúc mạc và trên cơ nâng hậu môn… các tổ chức này kết hợp thành những vách ràng buộc các tạng với nhau, với thành chậu, đáy chậu.
Hệ thống dây chằng có giá trị tương đối. Quan trọng nhất để giữ tử cung là các vách âm đạo và tầng sinh môn.
Do âm đạo hợp với tử cung góc 900, nên khi đứng dưới áp lực trong ổ bụng, tử cung không những không sa vào âm đạo, mà còn có tác dụng đóng kín hoành chậu, tầng sinh môn với các cơ, các màng cơ.
3. Nguyên nhân sa sinh dục
- Chửa đẻ nhiều lần, đẻ dày, đẻ không an toàn, rách tầng sinh môn không khâu.
- Lao động quá nặng hay quá sớm sau đẻ, làm áp lực tử cung tăng lên, khi các tổ chức chưa trở lại bình thường, còn yếu.
- Rối loạn dinh dưỡng hoặc ở người già, hệ thống dây treo và nâng đỡ yếu.
- Ngoài ra, còn do cơ địa bẩm sinh ở phụ nữ chưa đẻ lần nào.
4. Triệu chứng và chẩn đoán
Đặc điểm của bệnh là tiến triển rất chậm, có thể từ 5 đến 10 năm.
Triệu chứng cơ năng , thực thể nghèo nàn.
4.1. Triệu chứng cơ năng
Tuỳ thuộc từng người sa nhiều hay sa ít, sa lâu hay mới sa, sa đơn thuần hay phối hợp.
Triệu chứng thường là khó chịu, nặng bụng dưới, đái dắt, đái són, đái không tự chủ, đại tiện khó.
Có thể có dịch tiết âm đạo bất thường, nếu bị viêm nhiễm.
Sa sinh dục có thể mang thai bình thường, nhưng dễ sảy và đẻ non.
4.2. Triệu chứng thực thể
Có 3 độ sa sinh dục:
Sa độ I:
- Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang).
- Sa thành sau âm đạo (kèm theo sa trực tràng).
- Cổ tử cung ở thấp, nhưng còn ở trong âm đạo, chưa nhìn thấy ở ngoài.
Sa độ II:
- Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)
- Sa thành sau (kèm theo sa trực tràng).
- Cổ tử cung thập thò âm hộ.
Sa độ III:
- Sa thành trước âm đạo (kèm theo sa bàng quang)
- Sa thành sau (kèm theo sa trực tràng).
- Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.
Cần chẩn đoán phân biệt:
- Lộn tử cung
- Cổ tử cung dài, phì đại đơn thuần.
Tử cung tụt dần xuống dưới theo trục của âm đạo, kéo theo nó cả thành âm đạo. Về phương diện lâm sàng, sa có thể thấy ởbất kỳ mức độ nào, nhưng thườngđược chia thành một trong ba độ
Độ I: Cổ tử cung nằm trong âm đạo
Độ II: Cổ tử cung xuất hiện ngoàiâm hộ. Các môi cổ tử cung xung huyết và bị loétBàng quang
Độ III: Sa hoàn toàn
Trong hình vẽ, tử cung bị gập sau, người ta có thể nhận ra bờ của bàng quang. Cũng có thể gặp cả sa trực tràng. Đôi khi hiện tượng này cònđược gọi là sa tạng hoàn toàn (Procidentia nghĩa là “một phần của cơ thể tụt khỏi vị trí)
5. Điều trị
Sa sinh dục điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật Sa sinh dục độ I chưa cần điều trị
Sa sinh dục độ II, độ III có triệu chứng cơ năng mới phẫu thuật.
Phẫu thuật chủ yếu bằng đường âm đạo, hơn là bằng đường bụng. Phẫu thuật trong sa sinh dục mang tính chất thẩm mỹ. Ngoài việc cắt tử cung đơn thuần, nó còn tái tạo các thành âm đạo, nâng bàng quang.
6. Phòng bệnh
- Không nên đẻ quá nhiều, quá sớm, quá Phải đẻ ở những nơi có điều kiện an toàn và đỡ đẻ đúng kỹ thuật.
- Không để chuyển dạ kéo dài, rặn đẻ quá lâu. Các thủ thuật làm phải đủ điều kiện, đúng chỉ định và đúng kỹ thuật.
- Tránh gây sang chấn âm đạo, tầng sinh môn.
- Phục hồi tầng sinh môn đúng kỹ thuật.
- Sau đẻ không nên lao động quá sớm và quá nặng.
- Nâng cao mức sống nhân dân.
- Điều trị tốt các bệnh kinh niên.
7. Chăm sóc người bệnh sa sinh dục
7.1. Nhận định
Người phụ nữ bị sa sinh dục phần lớn là ở độ tuổi cao, đã mãn kinh, nên thường có tâm lý dấu bệnh, ngại đi khám bệnh. Vì vậy, khi người bệnhđến cơ sở y tế điều trị, thì sa sinh dục thường đã ở độ II hoặc độ III, nênđiều trị hầu hết là phẫu thuật. Vì vậy, cần có kế hoạch điều dưỡng cụ thể cho người bệnh trước và sau mổ sa sinh dục.
- Trước mổ
Nhận định tuổi bệnh nhân: thường bệnh nhân sa sinh dục thường cao tuổi nên thể trạng không tốt, có thể quá béo, quá gầy, tình trạng thiếu máu, tim mạch, hoặc các bệnh tiểu đường … Đôi khi các yếu tố này sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định có phẫu thuật hay không.
Mức độ sa sinh dục.
ảnh hưởng của sa sinh dục đến các chức năng khác: tiểu tiện, đại tiện, đi lại…
Tình trạng âm đạo, cổ tử cung bình thường hay viêm nhiễm.
Tình trạng tinh thần, ăn, ngủ, đi lại của người bệnh.
Kết quả xét nghiệm có trong giới hạn bình thường không?
- Sau mổ
Nhận định cách thức phẫu thuật: đường bụng hay đường âm đạo?
Thời gian phẫu thuật
Có tai biến trong phẫu thuật không?
Phương pháp gây mê: gây tê tuỷ sống hay gây mê nội khí quản, thời gian gây mê dài hay ngắn
Thời gian hồi tỉnh sau phẫu thuật
Thời gian, ngày, giờ thứ mấy sau mổ
- Các dấu hiệu sinh tồn
- Có ra máu âm đạo hay không.
- Tình trạng tiểu như thế nào, còn lưu ống thông bàng quang không? Nếu lưu ống thông tình trạng ống thông, màu sắc, số lượng nước tiểu. Nếuđã rút ống thông tiểu, tình trạng tiểu tiện của bệnh nhân?
- Tình trạng tinh thần, ăn, ngủ, vận động, vệ sinh
- Y lệnh.
7.2. Chẩn đoán chăm sóc – nhận định các vấn đề cần chăm sóc
- Trước mổ
Nếu toàn trạng bình thường không viêm nhiễm âm đạo cổ tử cung, chuẩn bị mổ như một cuộc mổ bình thường.
Nếu có viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, cần đặt thuốc, làm vệ sinh hàng ngày. Đặc biệt ở những người có tuổi, có thể bôi mỡ estrogene âm đạo nếu có chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc toàn trạng, động viên bệnh nhân an tâm điều trị.
- Sau mổ
Tuỳ giờ nhận bệnh nhân sau phẫu thuât, tuỳ cách thức phẫu thuật và cách gây mê mà có chế độ chăm sóc khác Tuy nhiên bệnh nhân sau mổ sa sinh dục cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các nguy cơ chung như bệnh nhân sau phẫu thuật phụ khoa
Bàng quang luôn xẹp trong vòng 5 – 7 ngày là yếu tố quan trọng bảođảm sự thành công của phẫu thuật.
- Biến chứng không liền vết khâu do nhiễm trùng, hoặc ở người có tuổi thành âm đạo khó liền do thiểu dưỡng.
7.3. Lập kế hoạch
- Trước mổ
Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn: tuỳ theo tình trạng người bệnh, mà lập kế hoạch theo dõi, ít nhất mỗi ngày 1 lần.
Theo dõi đại, tiểu tiện: ít nhất 1 ngày 1 lần, cần chú ý trong những trường hợp sa sinh dục ảnh hưởng đến đại tiểu tiện của người bệnh.
Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, hợp khẩu vị và hợp với độ tuổi của người bệnh.
Chế độ vệ sinh, chú ý đến những trường hợp tiểu tiện không chủ động cần hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh vệ sinh tốt, tránh bội nhiễm.
Làm thuốc âm đạo: nếu người bệnh không bị viêm nhiễm, thì mỗi ngày 1 lần, nếu bị viêm nhiễm, thì nhiều lần hơn.
Hoàn thiện thủ tục mổ như những trường hợp mổ khác.
Động viên người bệnh an tâm điều trị, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
Thực hiện y lệnh.
- Sau mổ
Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24 giờđầu sau phẫu thuật.
Theo dõi tình trạng chảy máu, đặc biệt là chảy máu trong qua các dấu hiệu mạch, huyết áp.
Theo dõi, chăm sóc ống thông bàng quang tránh tắc và giảm nguy cơ viêm nhiễm ngược dòng.
Chế độ ăn sớm, vận động sớm sau mổ. Những ngày sau ăn đủ chất dinh dưỡng, chất dễ tiêu, uống đủ nước.
Chế độ vệ sinh: tại vùng tầng sinh môn hoặc âm đạo làm thuốc cho bệnh nhân hàng ngày. Hướng dẫn và hỗ trợ người bệnh vệ sinh thân thể hàng ngày, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài 2 – 3 lần / ngày bằng nước đun sôi để nguội.
Thực hiện y lệnh.
7.4. Thực hiện kế hoạch
Thảo luận với người bệnh về tiến triển của bệnh và các công việc cần làm trong quá trình chăm sóc
Thực hiện theo kế hoạch đã lập.
7.5. Đánh giá
- Trước mổ
Toàn trạng người bệnh tốt, tại khối sa sinh dục không còn viêm nhiễm nữa, người bệnh an tâm, là chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật tốt.
Nếu toàn trạng có vấn đề bất thường, tại khối sa sinh dục còn viêm nhiễm thì phải điều trị tiếp, chờ phẫu thuật.
- Sau mổ
Toàn trạng người bệnh tốt, âm đạo không ra máu, không ra dịch
Nước tiểu bình thường, ống thông bàng quang không tắc.
Đại tiện bình thường, là tiến triển tốt.
Nếu người bệnh có sốt hoặc ra máu âm đạo kéo dài hoặc ra dịch âmđạo nhiều, có mùi, cần báo bác sĩ ngay.