SẨY THAI

1.1. Định nghĩa

Gọi là sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung, chấm dứt thai kỳ trước tuổi thai có thể sống được một cách độc lập bên ngoài tử cung (ngay cả khi có sự can thiệp của y tế). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Sẩy thai khi thai bị tống xuất ra khỏi buồng tử cung trước tuần thứ 22 của thai kỳ hoặc trọng lượng nhỏ hơn 500 gam. Sẩy thai sớm là trường hợp sẩy thai trước 12 tuần và sẩy thai muộn là từ 12-20 tuần.

1.2. Phân loại

Sẩy thai có thể gồm:

– Sẩy thai tự nhiên: là những loại sẩy thai đột nhiên xảy ra ở người có thai bình thường.

– Sẩy thai liên tiếp: khi sẩy thai tự nhiên từ 3 lần liên tiếp trở lên. Theo Malpas, ở người phụ nữ có tiền sử sẩy thai 3 lần liên tiếp thì chỉ có cơ hội đẻ con sống là 50% và nguy cơ đẻ non cao hơn 20% so với người bình thường.

1.3. Tần suất

– Tỷ lệ sẩy thai thực sự rất khó đánh giá vì nhiều trường hợp sẩy thai xảy ra trước khi người phụ nữ nhận biết được mình có thai.

– Trong số những trường hợp nhận biết được mình có thai, tỷ lệ sẩy thai chiếm khoảng 12% và một nửa trong số này xảy ra trước khi thai 8 tuần tuổi.

– 80% trường hợp sẩy thai xảy ra trong 3 tháng đầu và 20 % xảy ra trong 3 tháng giữa.

1.4. Cách sẩy thai theo tuổi thai

– Sẩy thai hai tháng đầu (dưới 8 tuần lễ): Hầu hết các trường hợp sẩy thai trước 8 tuần là sẩy thai hoàn toàn. Thời kỳ này, tổ chức chỉ là một bọc bằng quả trứng chim, trong có phôi, bên ngoài có các gai rau. Nếu sẩy, thường sẩy một thì, ra cả bọc lẫn với máu. Ngoại sản mạc rất mỏng, sẽ ra trong những ngày sau. Do đó, thời kỳ này ít bị sót nhau, băng huyết.

– Sẩy thai tháng thứ ba và thứ tư (8-16 tuần lễ): Thai làm tổ chắc chắn hơn, được nuôi dưỡng tốt hơn nên tỷ lệ sẩy giảm xuống. Trong độ tuổi này thường gặp sẩy thai không hoàn toàn. Thời kỳ này, phôi đã lớn thành thai nhi, nếu sẩy thường sẩy từng phần, thì đầu: thai ra, thì hai: rau ra, thì ba: ngoại sản mạc ra. Vì vậy dễ bị sót rau và thường băng huyết nặng.

– Sẩy thai tháng thứ năm và tháng thứ sáu: Sẩy thai diễn ra như cuộc đẻ: thì đầu thai ra, thì sau rau và màng rau ra.

2. Nguyên nhân sảy thai

3. Triệu chứng sảy thai

  1. CHẨN ĐOÁN

4.1. Chẩn đoán xác định

Cần khai thác đầy đủ các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán được các thể lâm sàng của bệnh lý sẩy thai.

4.2. Chẩn đoán phân biệt

4.2.1. Thể giả sẩy của thai ngoài tử cung

Trong thai ngoài tử cung cũng có ra máu âm đạo và phần ngoại sản mạc tử cung bong ra nguyên khối nên dễ nhầm với sẩy thai.

Khám thấy các dấu hiệu của thai ngoài tử cung như chậm kinh, ra máu, tử cung mềm, ấn đau, túi cùng Douglas đầy và đau. Tử cung không lớn tương xứng với tuổi thai, có thể sờ được khối u cạnh tử cung đau. Nếu nạo buồng tử cung, hình ảnh giải phẫu bệnh lý mô nạo sẽ là niêm mạc tử cung có phản ứng màng rụng, không thấy gai rau trong khối sẩy. Siêu âm: không thấy túi thai trong buồng tử cung, niêm mạc tử cung dày, không có hình ảnh các mảng tổ chức rau, xét nghiệm bhCG để củng cố chẩn đoán.

4.2.2. Chửa trứng

Thường có rong huyết kéo dài, gây thiếu máu, nôn nhiều.

Khám tử cung thường lớn hơn tuổi thai, có thể sờ thấy hai nang hoàng tuyến. Không sờ được các phần thai, không nghe được tim thai.

Định lượng bhCG trong máu trên 100.000 mUI/ml.

Siêu âm: có hình ảnh tuyết rơi.

4.2.3. Viêm phần phụ

Nếu cấp tính thì có hội chứng nhiễm khuẩn cấp và thường đau cả hai bên hố chậu.

4.2.4. Viêm ruột thừa

Có hội chứng nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa, điểm đau khu trú ở hố chậu phải.

5. ĐIỀU TRỊ

5.1. Dọa sẩy thai

– Nghỉ ngơi tuyệt đối, ăn nhẹ chống táo bón.

– Bổ sung sinh tố, nhất là Vitamin E, có thể sử dụng acid folic 300 mg/ngày và Vitamin B6.

– Thuốc giảm co

– Điều trị nội tiết:

+ Progesteron tự nhiên nhằm giảm co bóp tử cung là chính, không nên dùng các progesteron tổng hợp vì có khả năng gây dị tật thai nhi, nhất là trong giai đoạn tạo phôi ở hai tháng đầu thai kỳ. Một số tác giả chỉ định progesteron đơn độc, một số khác phối hợp với estrogen do tăng hiệu quả dinh dưỡng đối với tử cung. Utrogestan 100 mg, liều lượng tùy từng trường hợp, có thể cho tới 400 mg/ngày.

+ Pregnyl: dùng 10.000 UI vào lúc chẩn đoán có thai, sau đó 5.000 UI 2 lần 1 tuần cho đến tuần thứ 12.

+ Không nên điều trị nội tiết đối với thai quá 14 tuần.

– Sử dụng kháng sinh khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn.

– Tránh giao hợp cho đến 2 tuần sau khi ngưng ra máu.

5.2. Sắp sẩy và đang sẩy hoặc sẩy thai sót rau

Nguyên tắc là phải nạo buồng tử cung để lấy hết thai và rau, đề phòng băng huyết và nhiễm khuẩn. Trong khi xử trí phải dựa vào tình trạng toàn thân của bệnh nhân, tuổi thai, sự xóa, mở cổ tử cung để xử trí thích hợp.

5.2.1. Sẩy thai băng huyết

– Tuyến xã: chuyển tuyến trên, nếu có choáng truyền dịch mặn đẳng trương 9o/oo trong khi chuyển tuyến hoặc chờ tuyến trên xuống xử trí.

– Tuyến huyện : hồi sức tích cực bằng truyền dịch và máu. Khi tình trạng toàn thân cho phép thì nong cổ tử cung, gắp bọc thai ra, hút hay nạo nạo buồng tử cung. Sau nạo tiêm bắp 10 đơn vị oxytocin. Có thể cho oxytocin nhiều lần nếu còn chảy máu. Cũng có thể dùng Misoprostol đường trực tràng để giúp khống chế chảy máu.

5.2.2. Mới sẩy thai không băng huyết

– Tuyến xã: Cho uống kháng sinh, tư vấn và chuyển tuyến huyện.

– Tuyến huyện: Siêu âm buồng tử cung, nếu đã sạch không cần hút hay nạo lại. Nếu còn sót rau nạo lấy hết tổ chức rau.

5.2.3. Sẩy thai nhiễm khuẩn

– Cho kháng sinh, tư vấn, chuyển tuyến.

– Cho kháng sinh liều cao phối hợp và oxytocin.

– Nạo buồng tử cung sau ít nhất 12 – 24giờ. Khi nạo phải cẩn thận vì dễ bị thủng tử cung và nhiễm khuẩn lan tỏa.

– Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng (viêm tử cung toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết) có thể chỉ định cắt tử cung. Cần tư vấn trước và sau phẫu thuật.

5.3. Sẩy thai liên tiếp

Để xác định nguyên nhân phải sử dụng các phương pháp thăm dò và xét nghiệm như định lượng hormon, xét nghiệm giang mai, yếu tố Rh, nhiễm sắc đồ, chụp buồng tử cung…

– Mổ bóc nhân xơ tử cung, mổ cắt vách ngăn tử cung….

– Khâu vòng cổ tử cung cho các trường hợp hở eo tử cung.

– Điều trị những nguyên nhân toàn thân: giang mai, đái tháo đường, viêm thận.

– Điều trị nguyên nhân do rối loạn nội tiết như thiểu năng giáp trạng; với thiếu hụt estrogen, progesteron thì nên điều trị ngay và sớm từ khi mới có thai và liên tục trong 12 tuần đầu của thai kỳ…

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.