Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) đã được khẳng định là một phương pháp tránh thai cao, được công nhận để sử dụng rộng rãi. Cho đến nay Dụng cụ tử cung là một trong những Biện pháp tránh thai có hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi nhất.

Các loại dụng cụ tử cung

DCTC được chia làm hai loại là vòng kín và vòng hở

  • DCTC hở: (TCu, Multiload)
  • DCTC kín: (Ota, Dana)

+ Chứa đồng

+ Chứa thuốc

Dụng cụ tử cung được làm bằng Polyethylene có Bari Sulfat để cản quang.

– Hình dạng: Dụng cụ tử cung có nhiều hình dạng khác nhau như: Vòng tròn (Ota), hình xoắn ốc ( Margulies), hình chữ S ( lippes, Dana), vòng chữ T (T, Tcu).

– Kích cỡ: Một số dụng cụ tử cung có nhiều cỡ khác nhau.

– Có 2 loại Dụng cụ tử cung cơ bản: loại không có đồng hoặc tẩm thuốc (trơ) và loại có đồng hoặc tẩm thuốc. Dụng cụ tử cung có đồng hoặc thuốc, để cho chất thuốc hoặc đồng phóng ra có tác dụng tránh thai cao hơn. Diện tích mặt đồng cuốn quanh Dụng cụ tử cung có thể nhiều ít từ 120 – 380 mm. Diện tích đồng càng nhiều, tác dụng tránh thai càng cao. Loại có tẩm Levonorgestrel (Minera) chứa 52 mg Levonorgestrel giải phóng chậm 20mcg/ngày.

Ở Việt nam loại được sử dụng rộng rãi là Multiload 375 (MLCu 375) với 2 cánh có thể gập vào thân, dây đồng 375mm và TCu 380A. hình chữ T với một dây đồng 314 mm quấn xung quanh thân T, 2 cánh ngang có 2 miếng đồng 33mm, chân T có dây không màu thắt nút tạo thành dây đôi.

vòng tránh thai vòng chữ T có đồng và không có đồng
vòng tránh thai vòng chữ T có đồng và không có đồng

Hình 1. a. Hai loại vòng chữ T có đồng và không có đồng

  1. Vị trí đặt vòng trong tử cung

 

Các loại dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)
Các loại dụng cụ tử cung (vòng tránh thai)

Hình 2. Các loại dụng cụ tử cung

 

Cơ chế tác dụng

Cơ chế tác dụng cơ bản của Dụng cụ tử cung:

– Gây phản ứng viêm thứ phát tại niêm mạc tử cung, phá huỷ tinh trùng, ngăn cản sự làm tổ của noãn đã thụ tinh.

– Làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, cản trở sự di chuyển của tinh trùng (đối với dụng cụ có chứa nội tiết tố).

Ưu điểm

– Dụng cụ tử cung có hiệu quả tránh thai cao, đặc biệt loại Tcu 380A có tỷ lệ thất bại dưới 1%.

– Dễ sử dụng, kinh tế, không ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian tránh thai lâu dài, chỉ đặt 1 lần tránh thai từ 10-12 năm (Tcu 380 A ), dễ có thai sau khi tháo Dụng cụ tử cung.

Chỉ định

Chỉ định cho mọi đối tượng muốn tránh thai tạm thời hoặc lâu dài trong tuổi sinh đẻ (kể cả trong thời kỳ cho con bú).

DCTC (loại chứa đồng) còn được dùng như một biện pháp tránh thai khẩn cấp.

Chống chỉ định

– Về phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, rong huyết, đau bụng kinh), viêm nhiễm đường sinh dục trên, viêm âm đạo – cổ tử cung do vi khuẩn; nhiễm trùng hậu sản hoặc nhiễm trùng do nạo thai, khối u lành tính hoặc ác tính ở cơ quan sinh dục, dị dạng tử cung.

– Về sản khoa: đang có thai hoặc nghi ngờ có thai.

– Các bệnh lý khác: viêm tắc tĩnh mạch sâu hoặc tắc mạch phổi, suy gan nặng hoặc các khối u gan (đối với Dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel).

Thời điểm đặt Dụng cụ tử cung

– Thời điểm đặt Dụng cụ tử cung thuận lợi nhất là sau khi sạch kinh 3 ngày vì thời điểm này ít có khả năng có thai, cổ tử cung mềm hơn và hé mở, có thể ít gây chảy máu. Tuy nhiên, có thể đặt Dụng cụ tử cung bất kỳ ngày nào trong vòng kinh, khi đã chắc chắn người đó không có thai.

– Sau đẻ: Có thể đặt sau 6 tuần (hết thời kỳ hậu sản). Phải chú ý là ở thời điểm này cơ tử cung rất mềm, dễ thủng tử cung. Ngoài ra cũng có thể đặt Dụng cụ tử cung sau khi hút điều hoà kinh nguyệt hay sau khi nạo thai, nhưng với điều kiện chắc chắn là không sót rau và nhiễm khuẩn.

– Đặt Dụng cụ tử cung (loại chứa đồng) để tránh thai khẩn cấp: Cần đặt càng sớm càng tốt trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp không được bảo vệ.

– Sau khi đặt Dụng cụ tử cung người phụ nữ cần kiêng giao hợp 1 tuần. Theo đúng lời hẹn khám lại của cán bộ y tế, thông thường khám lại vào các thời điểm:

+ 1 tháng, 3 tháng sau khi đặt.

+ 1 năm 1 lần đến kiểm tra lại.

– Khi có các dấu hiệu bất thường như: người phụ nữ không sờ thấy dây của Dụng cụ tử cung trong âm đạo của mình, chậm kinh (nghi có thai), rong huyết hoặc ra máu bất thường, đau bụng hoặc đau khi giao hợp, ra khí hư nhiều kèm theo sốt phải đi khám ngay tại các cơ sở y tế.

Kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng)
Kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung (đặt vòng)

Hình 3. Kỹ thuật đặt dụng cụ tử cung

Tác dụng phụ và biến chứng

Tác dụng phụ có thể gặp

– Đau bụng: Người phụ nữ có thể cảm thấy đau thắt vài ngày sau khi đặt Dụng cụ tử cung. Với loại chứa đồng nhiều phụ nữ có cảm giác đau bụng kinh nhiều hơn.

– Ra máu: Ra máu ngay sau khi đặt Dụng cụ tử cung hoặc đến kỳ kinh máu ra nhiều hơn thường lệ. Ra máu thường xảy ra trong 2 – 3 tháng đầu sau khi đặt, nếu quá 3 tháng triệu chứng chảy máu không giảm phải đến khám lại.

Trường hợp sử dụng Dụng cụ tử cung levonorgestrel có thể gặp hiện tượng ra máu thấm giọt nhẹ và không định kỳ trong 4-6 tháng, sau đó trở lại bình thường và lượng máu kinh có thể ít hơn.

Biến chứng có thể gặp

Một số biến chứng có thể gặp là thủng tử cung, nhiễm trùng, chảy máu nhiều, đau tiểu khung, thống kinh, Dụng cụ tử cung chui vào ổ bụng và có thể có thai.

Xem thêm:Đặt vòng tránh thai – những ảnh hưởng cần lưu biết

Bài trướcPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÔ SINH
Bài tiếp theoViên thuốc uống tránh thai kết hợp

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.