Siêu âm chẩn đoán trong 3 tháng đầu thai kỳ

– Xác định có thai hay không, vị trí của túi thai.

– Xác định số lượng thai.

– Xác định tim thai: Nếu siêu âm qua đường bụng có thể thấy được tim thai lúc thai khoảng 6,5 tuần, nếu qua đường âm đạo có thể thấy được thấy tim thai lúc thai 5,5 tuần.

– Xác định tuổi thai: Xác định tuổi thai dựa theo kích thước túi thai (GS: gestational sac), túi ối (amniotic sac: AS), chiều dài đầu – mông (CRL: Crown-rump length), đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi. Khi tuổi thai tăng dần thì mức độ chính xác trong việc xác định tuổi thai bằng phương pháp siêu âm càng giảm đi. Khi tuổi thai từ 6-16 tuần, sai số chẩn đoán tuổi thai của siêu âm là ± 4 ngày. Khi tuổi thai từ 17-24 tuần, sai số này là ± 7 đến 10 ngày; khi thai sau 24 tuần, sai số của phương pháp là khoảng 2-3 tuần.

– Khảo sát những bất thường của thai: thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu, sẩy thai, bóc tách màng đệm, thai và dụng cụ tránh thai trong buồng tử cung …

– Khảo sát các bất thường ở tử cung và phần phụ kèm thai nghén như: u xơ tử cung, khối u buồng trứng, các dị dạng tử cung…

Hình ảnh song thai trong giai đoạn sớm thai kỳ
Hình ảnh song thai trong giai đoạn sớm thai kỳ

Hình 5. Hình ảnh song thai trong giai đoạn sớm thai kỳ

Siêu âm chẩn đoán trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

– Khảo sát hoạt động của tim thai: vị trí, tần số, nhịp tim thai.

– Xác định số lượng thai. Nếu xác định đa thai, cần ghi nhận các thông tin về rau thai vì điều đó rất cần cho xử trí lâm sàng.

+ Đặc điểm, số lượng, độ dày bánh rau.

+ Dấu hiệu Delta (2 màng ối, 2 màng đệm).

+ Giới tính thai nhi: nếu hai thai nhi khác giới tính sẽ luôn có hai màng ối và hai màng đệm. Song thai đồng giới tính còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác để tạo nên màng đệm.

+ So sánh kích thước 2 thai: sự khác biệt kích thước của 2 thai lớn trên 20% có mối tương quan với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh cao.

– Khảo sát ngôi thai

– Sự phát triển của thai: Bằng việc đo kích thước của đường kính lưỡng đỉnh (BPD: Biparietal diameter), hoặc chu vi vòng đầu (HC: head circumference) và chiều dài xương đùi (FL: Femur length). Đánh giá trọng lượng thai và sự phát triển của thai thường dùng chu vi vòng bụng (AC: abdominal circumference).

– Khảo sát các bất thường về cấu trúc giải phẫu và chức năng của thai.

– Ước định thể tích nước ối: theo phương pháp Phelan, bình thường chỉ số ối (AFI) trong giới hạn 5-25cm, nếu ít hơn 5cm thì nghi ngờ thiểu ối, nếu trên 25cm thì có thể là đa ối.

– Khảo sát vị trí và độ trưởng thành của bánh nhau.

– Dây rốn: bình thường dây rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch.

– Khảo sát tìm các khối bất thường ở tử cung và 2 phần phụ: tử cung dị dạng, u xơ tử cung, khối u buồng trứng…

Siêu âm thai vào tuần thứ 30
Siêu âm thai vào tuần thứ 30

Hình 7. Siêu âm thai vào tuần thứ 30

Vai trò siêu âm trong hướng dẫn một số thăm dò chẩn đoán tiền sản

– Chọc dò ối: để đánh giá bất thường nhiễm sắc thể, định lượng AFP và achetyl cholinesterase trong dịch ối để đánh giá tình trạng dị tật ống thần kinh.

– Chọc dò dây rốn áp dụng trong việc xử trí tình trạng thai nhi thiếu máu nặng. Tuy nhiên, thủ thuật này có mối tương quan với tỷ lệ tử vong cao ở thai nhi (1%) do đó hiếm khi được sử dụng với mục đích chẩn đoán di truyền.

– Chọc hút gai rau để khảo sát di truyền học.

Bài trướcĐịnh tính – định lượng nồng độ hcg trong máu, nước tiểu
Bài tiếp theoĐẺ KHÓ – BÀI GIẢNG SẢN KHOA

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.