Nguyên nhân của viêm tai giữa tiết dịch là gì?

Theo nhiều thống kê trên thế giới, trẻ em thường bị từ 6 đến 8 lần bị viêm đường hô hấp trên trong 1 năm. Tai giữa là khoảng không khí phía sau màng nhĩ thông thương vói vòm mũi họng qua vòi nhĩ, do vậy tai giữa cũng rất dễ bị viêm theo sau viêm đường hô hấp.

Viêm tai giữa tiết dịch là tình trạng viêm tai giữa có xuất tiết nhiều dịch nhầy xảy ra trong giai đoạn hồi phục của tình trạng viêm tai giữa cấp tính, do vậy bệnh diễn tiến âm thầm không triệu chứng. Bệnh thường tự hồi phục. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp dai dẳng gây giảm sức nghe của trẻ cần phải điều trị tích cực bằng thuốc, bằng phẫu thuật.

Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi, trên 6 tuổi trẻ ít bị hơn, tuy nhiên bệnh đều có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ có VA phì đại, viêm mũi xoang, chẻ vòm hầu, dị ứng.

Khi trẻ mắc bệnh, các bậc phụ huynh thường nhận thấy bỗng nhiên thấy trẻ thờ ơ, chậm phản xạ trong giao tiếp, đôi khi nói hình như trẻ không nghe được hoặc trẻ xem tivi vặn điều chỉnh âm thanh lớn hơn bình thường hoặc thầy cô ở trường than phiền dạo này trẻ tiếp thu chậm học tập giảm sút. Tuy nhiên đây là giai đoạn trễ của bệnh.

ảnh hưởng viêm tai giữa tiết dịch
ảnh hưởng viêm tai giữa tiết dịch

Cách phòng bệnh như thế nào?

Đề phòng bệnh, tùy từng hoàn cảnh cụ thể, các bậc phụ huynh cần có sự điều chỉnh thích hợp để giảm thiểu tối đa những yếu tố nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Các yếu tố này bao gồm: bố mẹ và người thân trong gia đình không nên hút thuốc lá trong nhà, trong phòng ở chung với trẻ; nên cho trẻ bú sữa mẹ; không nên cho trẻ bú bình, đặc biệt bú ở tư thế nằm; tránh cho trẻ tiếp xúc với trẻ đang bệnh viêm đường hô hấp; cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý; luôn cần có một thói quen cực kỳ quan trọng là luôn giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt. Và sau cùng là vì bệnh lý viêm tai giữa tiết dịch thường xuất hiện trong giai đoạn hôi phục của viêm tai giữa cấp nên không có triệu chứng rõ rệt, bệnh thường chỉ phát hiện được khi bác sĩ thăm khám. Do vậy khi trẻ bị viêm tai giữa cấp hoặc viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại vàkéo dài bạn cần đưa trẻ đi khám bệnh để được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ tránh xảy ra tình huống đáng tiếc.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.