Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì

Về cơ bạn chúng ta có thể hiểu người bị trĩ nên tránh bia, rượu, các thức ăn dễ kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột (như ớt, hồ tiêu, cà ri…), tránh tiêu chảy. Nên ăn nhiều rau để cung cấp đủ chất sơ. Tuy nhiêu đề phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả chúng ta nên hiệu rõ nhu cầu dinh dưỡng cho người bị trĩ như sau:

Các món ăn tốt cho người bị trĩ

Các món cung cấp nhiều chất xơ như: rau, củ, quả, đậu phụ, ngũ cốc. Các loại rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau lang có tính mát, nhuận tràng giúp tiêu hóa dễ dàng. Củ khoai lang cũng rất tốt đối với người bệnh Trĩ, nên ăn thêm khoai lang luộc vào các bữa phụ. Nên ăn các loại bưởi, cam, quýt vừa giúp thanh nhiệt, vừa cung cấp nhiều chất xơ. Và tất nhiên bạn cũng không nên quên uống nước mát đầy đủ mỗi ngày.

khoai lang chữa táo bón cho người bệnh trĩ

Khoai lang chữa táo bón cho người bệnh trĩ

Khoai lang chữa táo bón hiệu quả

Ăn khoai lang được xem là một cách chữa bệnh trĩ đơn giản mà hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng mua khoai lang trên thị trường mang về luộc. Đặc biệt ăn khoai lang có thể ăn được nhiều không sợ ngấy, tốt cho cơ thể. Để trị táo bón hiệu quả bạn có thể ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch) hoặc nấu chè khoai tươi với vừng và ít hoa quế.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

Để chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

Đối với bệnh nhân bị sỏi thận, không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi.

Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ

Táo đỏ nấu đường phèn

Thành phần: Táo đỏ 250g, đường phèn 60g.

Cách làm: Táo đỏ rửa sạch, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa đảo đều, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

Quả hồng nấu mộc nhĩ đen

Thành phần: Mộc nhĩ đen 3-6g, vài quả hồng khô.

Cách làm: Mộc nhĩ đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng ra máu. Không dùng cho người ỉa chảy.

Cà tím hấp

Thành phần: Cà tím 100g, dầu ăn và các gia vị.

Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín. Tác dụng làm giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.

Canh thịt heo nấu hoa hòe

Thành phần: Hoa hòe 30g, thịt heo 100g.

Cách làm: Thịt heo rửa sạch xắt lát, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ nhẹ.

Nước rau kim châm nấu đường phèn

Thành phần: Rau kim châm 100g, đường phèn 100g.

Cách làm: Rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường phèn vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.