Tên khác: bệnh hoa liễu

Định nghĩa

Bệnh do xoắn khuẩn treponema, lây truyền theo đường tình dục, phát triển theo các giai đoạn kế tiếp nhau; có các tổn thương đặc hiệu ở da, niêm mạc và tạng, có biểu hiện lâm sàng đa dạng.

Căn nguyên

Vi khuẩn gây bệnh là xoắn khuẩn Treponema pallidum, có thể thấy được dưới kính hiển vi nền đen, giống như một sợi chỉ xoắn dài 6-14 pm, gồm khoảng 20 vòng xoắn, rất di động, hai đầu có lông và di chuyển nhờ ba động tác xoắn ốc vít, uốn và tiến-lùi.

Người là nguồn chứa vi khuẩn và bệnh được lây truyền theo đường tiếp xúc sinh dục, có khi do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm hay do truyền máu. Giang mai chủ yếu lây trong giai đoạn một và giai đoạn hai. Xoắn khuẩn không qua được da lành nhưng qua được da bị tổn thương hay qua niêm mạc, sau đó vào hệ bạch huyết; người ta có thể tìm thấy xoắn khuẩn trong các hạch bạch huyết chỉ vài giờ sau khi bị nhiễm. Từ các hạch bạch huyết, các xoắn khuẩn lan đi theo đường máu.

Các bệnh khác do treponema: xem ghẻ cóc và bệnh pinta.

Dịch tễ học

Dù có các kháng sinh, giang mai vẫn là một trong những bệnh lây hay gặp nhất trên thế giới, gây bệnh chủ yếu ở người trẻ từ 15 đến 30 tuổi. Năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 12 triệu người mắc. Bệnh hay được gặp ở thành thị hơn ở nông thôn, ở đàn ống nhiều hơn ở phụ nữ. Trong số những người có nguy cơ, chỉ có một phần bị mắc (10% theo một vài điều tra). Một số người có miễn dịch tự nhiên, liên quan đến các yếu tố di truyền.

Miễn dịch

Bệnh gây ra một đề kháng nhất định vì các tổn thương ban đầu tự lành. Sự đề kháng tái nhiễm xảy ra rất sớm nhưng không đủ để chống lại tái nhiễm một lượng lớn vi khuẩn.

Kết hợp với AIDS: việc nhận định các kết quả huyết thanh học bệnh giang mai trở nên khó khăn và tiến triển lâm sàng bị thay đổi (các thể lan toả sớm và gây hoại tử). Giang mai thần kinh hay gặp. Do suy giảm miễn dịch, giang mai thường đáp ứng kém với penicillin, ngay cả với những liều đã tăng rất cao (18-24 triệu đơn vị penicillin G/ngày, theo đường tĩnh mạch trong tám tuần hoặc hơn nữa) và vẫn có thể bị giang mai thần kinh.

Giải phẫu bệnh

Xoắn khuẩn gây ra đáp ứng đặc hiệu ở hệ bạch huyết: tích tụ các bạch cầu đơn nhân, nhất là các lympho và các tương bào, tổn thương ở nội mạc mạch máu và tắc các mao mạch, ơ giai đoạn thứ ba, các tổn thương có nhiều tế bào khổng lồ và sẽ bị hoại tử (gôm). Vùng hoại tử có các dải xơ và mạch đi qua.

Tiến triển

Bệnh giang mai tiến triển theo 4 giai đoạn kể từ lúc bị nhiễm.

  • Thời kỳ ủ bệnh : lặng lẽ, trung bình 20-25 ngày.
  • Giang mai giai đoạn 1 (vết săng giang mai): từ ngày thứ 24 đến ngày thứ 45.
  • Giang mai giai đoạn 2 : từ ngày thứ 45 đến năm thứ 2 hoặc thứ 3.
  • Giang mai giai đoạn 3: có thể xuất hiện từ 4 đến 40 năm sau khi bị sàng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

SOI KÍNH HIỂN VI (NỀN ĐEN): việc phát hiện xoắn khuẩn trước khi dùng kháng sinh là không thể thiếu được để khẳng định chẩn đoán giang mai giai đoạn một vì các phản ứng huyết thanh chỉ cho kết quả dương tính vào lúc đầu của giai đoạn 2. Xét nghiệm được làm trên dịch rỉ viêm của tổn thương (săng) hay dịch hút khi chọc dò hạch (phải đeo găng tay khi làm). Xoắn khuẩn nhạt, mảnh, xoắn, dài 4-14 pm. Cử động xoắn Ốc và uốn sóng. Có nhiều loài xoắn khuẩn nhạt nên việc xác định đòi hỏi phải có kinh nghiệm.

Hiện người ta càng ngày càng dùng kỹ thuật nhuộm miễn dịch huỳnh quang để cố định và giữ lại các phiến đồ.

PHẨN ỨNG HUYẾT THANH DÙNG KHÁNG NGUYÊN LIPID TIM KHÔNG ĐẶC HIỆU: các phản ứng loại này phát hiện các kháng thể kháng lại kháng nguyên lipid tim của Wassermann (cardiolipin) có ở tất cả các xoắn khuẩn và có ở nhiều mô. Các phản ứng này dùng để phát hiện sơ bộ. Phản ứng trở nên dương tính vào lúc đầu của giai đoạn 2 (4-6 tuần sau khi bị nhiễm hay 1-3 tuần sau khi có săng). Phản ứng dương tính yếu hoặc trở nên âm tính trong giai đoạn 3. Điều trị đặc hiệu làm cho các phản ứng trở thành âm tính hay làm giảm đáng kể hiệu giá trong vòng 4 tháng trong khi đó các phản ứng với kháng nguyên đặc hiệu vẫn dương tính.

VDRL (Venereal Disease Research Laboratory): phản ứng ngưng kết thụ động trên lam kính, sử dụng kháng nguyên có bản chất lipid, đôi khi kết hợp với các hạt than vi thể. Người ta ký hiệu kết quả bằng các dấu hiệu: – (âm tính); ± (nghi ngờ); + đến +++ (từ dương tính yếu đến rất dương tính). Đây là phản ứng đơn giản và rẻ nhưng kém đặc hiệu (có khoảng 2% dương tính giả). Phản ứng này âm tính trong 50% số trường hợp giang mai giai đoạn 3. Sự thay đổi mức độ dương tính trong quá trình bệnh là bằng chứng rất tốt về sự tiến triển của bệnh. Các test của Kahn và của Kline cũng sử dụng kháng nguyên này.

  • Phản ứng sai lệch (cố định) bổthể: của Bordet-Wassermann,của Kolmer. Hiện nay không được dùng nữa.

Các phản ứng này không đặc hiệu và chủ yếu được dùng để phát hiện sơ bộ hàng loạt và để theo dõi điều trị. Các phản ứng này có thể cho kết quả “dương tính giả” trong các bệnh cấp do virus (viêm gan virus, tăng đơn nhân nhiễm khuẩn, thuỷ đậu), lao, phong, bệnh do toxoplasma, do leptospira, ghẻ cóc, sốt hồi quy, sốt rét, lupus ban đỏ rải rác và các bệnh khác của chất tạo keo, u tuỷ, bệnh Waldelstrõm cũng như các bệnh ở người nghiện ma tuý theo đường tĩnh mạch.

PHẢN ỨNG DÙNG KHÁNG NGUYÊN ĐẶC HIỆU: phát hiện các kháng thể đặc hiệu kháng các kháng nguyên của chính xoắn khuẩn nhạt. Các phản ứng này đặc hiệu hơn nhưng phức tạp hơn và đắt hơn các phản ứng dùng kháng nguyên lipid tim. Các phản ứng này chủ yếu được dùng để khẳng định chẩn đoán khi có nghi ngờ kết quả là “dương tính giả” hay âm tính. Các test hay được dùng nhất là:

  • TPHA (Treponema Pallidum Hemagglutination Assay): phản

ứng ngưng kết hồng cầu thụ động trên tấm đánh giá hiệu giá vi thể, tương đối đơn giản, khá đặc hiệu (99,7%) vì dùng kháng nguyên đặc hiệu ; tuy nhiên hiệu giá kháng thể thấp cần phải được kiểm tra để loại trừ phản ứng dương tính giả (có mang). Phản ứng này kém nhạy cảm với yếu tố dạng khớp (ngược với FTA-ABS). Trong giang mai giai đoạn 1, phản ứng này trỏ nên dương tính 10-15 ngày sau khi xuất hiện vết săng.

  • FTA-ABS (Fluorescent Treponemal Antibody Absorption):phản ứng miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, sử dụng kháng nguyên đặc hiệu và cho phép phát hiện hoặc là các kháng thể toàn phần (IgG, IgA, IgM), hoặc là các kháng thể IgM (FTA-IgM). Phản ứng tinh tế, bị ảnh hưởng của yếu tố dạng khớp (ngược với TPHA). Phản ứng dương tính sớm ở giang mai giai đoạn 1, ngay từ ngày thứ 5 sau khi có vết săng. Phản ứng có thể dương tính suốt đời, ngay cả sau khi được điều trị có hiệu quả với Trẻ sơ sinh có IgM có nghĩa là bị giang mai bẩm sinh.
  • Test Nelson Mayer, TPI(Treponema Pallidum-immobilisation): test này nhằm quan sát sự bất động của xoắn khuẩn sống sau 18 giờ sống trong huyết thanh có chứa kháng thể kháng treponema. Test này là test đặc hiệu nhất; âm tính ở giai đoạn 1 và dương tính ở giai đoạn 2 (4-6 tuần sau khi có vết săng); vẫn dương tính ở giang mai tiềm tàng và ố giai đoạn 3. Cũng giống như đối vỏi các test khác, test này sẽ trở thành âm tính nếu được điều trị nhanh và sẽ dương tính yếu trong trường hợp giang mai được điều trị muộn. Test vẫn dương tính rõ nếu xoắn khuẩn vẫn còn trong mô nào đó (khả năng lấy lại độc tính khi được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch hay bị suy giảm miễn dịch).
  • SPHA: ngưng kết hồng cầu do các IgM bị bẫy bằng miễn dịch.
  • ELISA: phát hiện các IgG và các IgM.

XÉT NGHIỆM DỊCH NÃO TUỶ: có thể có các kháng thể; xét nghiệm này cần thiết để chẩn đoán giang mai thần kinh mà không có biểu hiện lâm sàng (xem giang mai thần kinh).

SINH THIẾT DA: đôi khi có ích để chẩn đoán tổn thương da không điển hình.

CHÚ Ý: Tất cả bệnh nhân bị mắc giang mai phải được khuyến khích làm các test phát hiện nhiễm HIV.

Tiên lượng

Các thể giang mai giai đoạn 1 và 2, được điều trị đúng và đúng lúc, sẽ khỏi và không để lại di chứng. Nếu không được điều trị, khoảng 1/3 sẽ tự khỏi, 1/3 chuyển sang tiềm tàng và 1/3 chuyển sang các thể muộn.

Điều trị

Penicillin là thuốc hàng đầu. Về chi tiết, xem giang mai giai đoạn 1, giai đoạn 2 và 3.

Phòng bệnh

Giáo dục vệ sinh và giáo dục tình dục, kiểm soát mại dâm, tiếp cận tốt các cơ sở phát hiện và điều trị sớm. Bắt buộc phải khai báo.

GHI CHÚ VỀ PHẢN ỨNG HERXHEIMER: các triệu chứng nặng lên đột ngột 6-12 giờ sau khi tiêm liều kháng sinh đầu tiên; đặc biệt là có sốt, mệt mỏi, đau cơ, triệu chứng ở da nặng lên, viêm dây thần kinh thính giác (điếc), tăng bạch cầu ưa acid trong máu. Thường phản ứng này thuyên giảm trong vòng 24 giờ (tiếp tục trị liệu và dùng các corticoid). Phản ứng có thể nặng ở giang mai giai đoạn 3; ví dụ tổn thương các lỗ mạch vành, viêm động mạch chủ hay tổn thương hệ thần kinh trung ương (liệt nửa người).

Để phòng ngừa phản ứng này, dùng corticoid (ví dụ prednisolon) trong 3 ngày, bắt đầu 48 giờ trước khi dùng kháng sinh.

GIANG MAI GIAI ĐOẠN 1

Định nghĩa: là giai đoạn xâm nhập và lan toả của xoắn khuẩn; có tổn thương ở nơi bị nhiễm (săng) và nổi hạch vệ tinh. Giai đoạn này có thể bị bỏ qua.

Triệu chứng

Ủ BỆNH: từ 1 đến 4 tuần, thường là 2 tuần nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 tháng, nhất là khi bệnh chỉ bị giảm nhẹ do liều penicillin không đủ, ví dụ để điều trị lậu đi kèm.

SẢNG GIANG MAI: thoạt tiên là vết sần nổi, màu hồng đỏ, đôi khi bị loét. Vài ngày sau trở thành sàng điển hình, đường kính 5-10 mm, trong hoặc hình bầu dục, hơi nổi cao (bờ không sắc nhọn như nhuyễn hạ cam). Da mỏng, màu hồng, hơi rắn, đôi khi được phủ bởi lớp như bì-mỡ lợn. Săng không đau, khônghoá mủ và tự liền sẹo trong vòng 1 tháng, không để lại dấu vết gì. Thường vết săng có ở các bộ phận sinh dục: tinh hoàn, rãnh quy đầu, bìu, môi lớn, âm vật, thành âm đạo (săng kín), cô tử cung.

Săng ngoài bộ phận sinh dục có ở môi, lưỡi, hạnh nhân, niêm mạc hậu môn.

SƯNG HẠCH VỆ TINH: trong trường hợp nhiễm ở bộ phận sinh dục, các hạch bẹn rắn và không đau. Vào ngày thứ 8 có khi nắn thấy một hạch to. Nếu săng ở hạnh nhân thì cần khám hạch ở góc hàm.

SÃNG KHÔNG ĐIỂN HÌNH: liều kháng sinh không đủ sẽ làm biến đổi hình ảnh điển hình của săng nhất là làm săng không chắc, rất thoáng qua, không sờ thấy hạch to, soi kính hiển vi bao giờ cũng âm tính, chuyển đổi huyết thanh muộn. Nếu không được điều trị bằng kháng sinh, sáng có thể không điển hình như bị loét không sâu, phù viêm và đau chói.

Tiến triển: thường thì săng khỏi sau6 tuần. Sưng hạch vệ tinh có thể kéo dài nhiều tháng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Soi kính hiển vi (nền đen): phát hiện xoắn khuẩn trong dịch viêm ở tổn thương.
  • Huyết thanh học:
  • FTA dương tính ngay từ ngày thứ 5.
  • TPHA dương tính ngay từ ngày thứ 10.
  • VDRL và Kline: dương tính từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14.
  • Test Nelson: dương tính từ ngày thứ 45 và dương tính mãi mãi.
  • Sau 4-8 tuần tiến triển, lượng kháng thể giảm dần. Nếu điều trị rất sớm thì các phản ứng huyết thanh có thể âm tính, trừ test Nelson.

Điều trị

  • Benzathin benzylpenicillin liều duy nhất 2,4 triệu đơn vị theo đường bắp thịt (mỗi bên mông 1/2 liều).
  • Nếu bị dị ứng với penicillin thì dùng erythromycin (0,5g, ngày 4 lần, uống) hay doxycyclin (100 mg, tiêm ngày 2 lần) trong 14 ngày.
  • Tìm những người có quan hệ tình dục trong vòng 3 tháng trước đó để phát hiện và điều trị nếu có bệnh.
  • Người bệnh đang được điều trị cần tránh có quan hệ tình dục cho đến khi các xét nghiệm cho thấy họ không còn lây nữa, có thể mất nhiều tháng.

GIANG MAI GIAI ĐOẠN 2

Định nghĩa: giai đoạn các xoắn khuẩn có ở khắp nơi trong cơ thể do đi theo đường máu, gây ra các tổn thương khác nhau và các biểu hiện lâm sàng, và có xen kẽ giữa các thời kỳ bệnh tiến triển với các thời kỳ yên lặng.

Triệu chứng: giai đoạn 2 xuất hiện 4-6 tuần (cho đến vài tháng) sau khi xuất hiện săng và các phản ứng huyết thanh trong giai đoạn này bao giờ cũng dương tính. Các tổn thương phân bố không theo trật tự nào và chủ yếu là tổn thương nông.

về phương diện huyết thanh học, giai đoạn 2 là giai đoạn mất đáp ứng (trong khi đó giai đoạn 3 là giai đoạn dị ứng). Tiến triển theo một loạt biểu hiện viêm xen kẽ với các thời kỳ yên lặng. Giai đoạn này kéo dài 2-3 năm và nếu không được điều trị thì kết thúc bằng sự xuất hiện các thương tổn của giai đoạn 3. Các tổn thương giai đoạn 2 không rõ ở 50% số trường hợp.

TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN: có những thời kỳ sốt, nhức đầu, đau xương khớp, đau họng, lách to, chán ăn, sút cân, tăng bạch cầu.

SƯNG HẠCH: hạch to, rắn, không đau và không hoá mủ. Hạch sưng bắt đầu từ cổ, vùng ức đòn chũm, hõm thượng đòn, rãnh ròng rọc, và bẹn. Có thể sưng tới vài tháng.

TỔN THƯƠNG DA: rất đa dạng, có thể giống mọi bệnh về da nhưng không có mụn nước.

  • Hồng ban:xuất hiện sau sưng hạch, là các mảng dát tròn, màu hồng ở thân và ở đùi, trừ ở mặt. Các tổn thương chỉ tồn tại khoảng 10 ngày, không ngứa, không bong vẩy.
  • Hồng ban trở lại:xảy ra ở người không được điều trị, 3-4 tháng sau săng.
  • Sẩn giang mai:các sẩn tròn, phồng, màu đồng, bị thâm nhiễm, rắn, không ngứa. Hay có ở lòng bàn tay bàn chân.
  • Tổn thương khác:kiểu vẩy nến, trứng cá, sùi, loét. Rụng tóc từng dải, viêm giường móng.

TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC (hay gặp, thường không đau):

  • Mảng niêm mạc: xuất hiện

nhiều năm sau khi bị nhiễm, có ổ niêm mạc miệng họng, sinh dục, hậu môn. Có thể xuất hiện bất chợt, màu trắng sữa, sẩn trợt hay sẩn phì đại. Trong các tổn thương có nhiều xoắn khuẩn. Các condylom phang xuất hiện trên niêm mạc âm hộ hay quanh hậu môn.

  • Viêm lưỡi:lưỡi nhẵn, mất các gai lưỡi, có những chỗ bóng.

TỔN THƯƠNG XƯƠNG: thường có viêm màng xương khu trú ở mặt trước xương chày. Các nơi khác: xương ức, xương đòn gánh, xương sọ, xương bả vai.

TỔN THƯƠNG THẨN KINH: viêm thần kinh võng mạc thoáng qua, viêm dây thần kinh VIII (điếc) và dây tiền đình. Thường có rối loạn dịch não tuỷ (tăng protein và các tế bào) nhưng hiếm khi có triệu chứng lâm sàng. Viêm màng não cấp do giang mai, viêm tuỷ và đôi khi huyết khối mạch não có biểu hiện thần kinh.

BIẾN CHỨNG HIẾM GẶP: viêm gan, bệnh thận, viêm khớp, viêm xương, viêm mông mắt thể mi.

Chẩn đoán: tất cả các phản ứng huyết thanh (xem ở trên) đều dương tính trong giang mai giai đoạn 2. Soi kính hiển vi thấy có xoắn khuẩn trong bệnh phẩm lấy từ các tổn thương.

Điều trị

ĐẶC HIỆU: benzathin penicillin (2,4 triệu đơn vị theo đường bắp thịt một lần/tuần trong 3 tuần, tiêm vào mỗi mông 1/2 liều). Nếu có dị ứng thì dùng erythromycin (0,5 g mỗi ngày theo đường ụông) hoặc doxycyclin (100 mg ngày 2 lần , tiêm) trong 14 ngày.

THEO DÕI

  • Các phản ứng huyết thanh với kháng nguyên lipid tim thường trở nên âm tính 4-6 tháng sau khi bắt đầu điều trị.
  • Phải kiểm tra huyết thanh hàng tháng trong 6 tháng đầu; 3 tháng một lần trong 18 tháng tiếp theo. Cần phải kiểm tra dịch não tuỷ 6 tháng sau điều trị để phát hiện xem có tổn thương thần kinh mà không có triệu chứng không.
  • Bệnh nhân được coi là khỏi bệnh nếu trong 2 năm không có triệu chứng lâm sàng và nếu các xét nghiệm huyết thanh máu và dịch não tuỷ là âm tính.

TÁI PHÁT VÀ TÁI NHIỄM: có thể có tái phát về mặt huyết thanh học hay lâm sàng giữa tháng thứ 4 và tháng thứ 9. Lặp lại điều trị bằng kháng sinh với liều gấp đôi.

GIANG MAI GIAI ĐOẠN 3

Có một khoảng khá dài giữa giang mai giai đoạn 2 và các tổn thương của giai đoạn 3. Miễn dịch giảm tới mức các tổn thương mới xuất hiện. Các tổn thương này có ít xoắn khuẩn. Tuy vậy, xoắn khuẩn lại gây các phản ứng mạnh (tai biến dị ứng, tăng mẫn cảm của mô) và dẫn đến những tổn thương sâu, để lại những vết sẹo rộng.

Bệnh nhân không lây truyền nữa.

Triệu chứng

TỔN THƯƠNG DA

  • Củ giang mai: các u da có ở mặt, kích thước bằng nhân quả anh đào, bị thâm nhiễm sâu, rắn, có vẩy, để lại sẹo ở phần trung tâm lan ra ngoại vi.
  • Gôm giang mai: cục ở dưới da, to bằng quả hạt dẻ, ở sâu, dày, rắn rồi mềm đi và loét. Gôm hoá sẹo trong 3-6 tháng, để lại sẹo tròn, mềm, hơi lõm, ở giữa trắng, xung quanh sẫm màu hơn.
  • Ban tròn đỏ: đĩa nhỏ, hồng, không có ở mặt

TỔN THƯƠNG NIÊM MẠC: mảng trắng ở lưỡi (sừng hoá).

TỔN THƯƠNG XƯƠNG: thường có ở các xương sọ, xương chầy, đôi khi ở xương đòn gánh, xương cánh tay, xương sườn và các xương mũi (mũi hình cái nồi). Viêm màng xương có đau và các triệu chứng viêm, xương bị phá huỷ.

TỔN THƯƠNG GAN: gôm làm gan co lại do gôm trong gan hoá sẹo (gan bó giò).

TỔN THƯƠNG ỐNG TIÊU HOÁ: tổn thương gây thắt nhỏ quanh môn vị.

TỔN THƯƠNG HỌNG: soi họng thấy dây thanh đói bị thâm nhiễm gôm.

TỔN THƯƠNG THẬN: đái ra máu, thận hư giang mai.

TỔN THƯƠNG TIM MẠCH: các triệu chứng có thể xuất hiện 10-40 năm sau vết săng. Viêm động mạch chủ giang mai, phình động mạch chủ, hẹp động mạch chủ, tổn thương các lỗ động mạch vành gây các cơn đau thắt ngực.

TỔN THƯƠNG THẦN KINH (xem: giang mai thần kinh).

TỔN THƯƠNG MẮT: gôm mông mắt, viêm võng mạc-màng mạch, teo dây thị, liệt nhãn cầu, dấu hiệu Argyll- Robertson.

Phản ứng huyết thanh: âm tính hay dương tính nhẹ với kháng nguyên lipid tim. Dương tính với kháng nguyên đăc hiêu (FTA, TPHA, Nelson).

Điều trị: benzathin benzylpenicillin, liều 2,4 triệu đơn vị theo đường bắp thịt, tuần một lần trong 3 tuần (tiêm mỗi bên mông 1/2 liều). Nếu bị dị ứng, dùng erythromycin (0,5 g ngày 4 lần, uống) hoặc doxycyclin (100 mg ngày 2 lần theo đường tiêm) trong 4 tuần. Kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.

GIANG MAI TIỀM TÀNG

Định nghĩa: nhiễm xoắn khuẩn nhẹ không có biểu hiện lâm sàng nhưng có các phản ứng huyết thanh dương tính. Nếu có rối loạn về dịch não tuỷ thì được gọi là “giang mai thần kinh không triệu chứng”.

Người ta phân biệt giang mai tiềm tàng “sớm” trong năm đầu sau khi bị nhiễm và giang mai tiềm tàng “muộn” kể từ 1 năm sau khi bị nhiễm.

Điều trị: penicillin như đối với giang mai giai đoạn 3 và kiểm tra 3 tháng một lần trong 2-3 năm, rồi mỗi năm một lần. Mục đích là phòng các tổn thương muộn.

GIANG MAI BẨM SINH

Nếu người mẹ mắc bệnh mà không được điều trị thì thai sẽ bị lây nhiễm qua nhau kể từ tháng mang thai thứ 4.

Thể lâm sàng

THỂ SỚM:

  • Lúc đẻ ra có nổi mẩn điển hình ở da: các vết tím, màu đồng, có phỏng nước đục hay chảy máu, kích thước bằng hạt đậu. Các phỏng nước khô đi và loét. Thường có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân (pemphigus lòng bàn chân bàn tay).
  • Trong một số trường hợp khác các triệu chứng dần dần xuất hiện: suy kiệt nặng, mặt nhăn nhúm như người già và gan lách to.
  • Liệt giả Parrot: viêm sụn xương và viêm các xương dài.

THE MUỘN: bệnh có biểu hiện lúc là trẻ con, hiếm khi vào lúc trưông thành hoặc rất hãn hữu tiềm tàng. Tổn thương giống như giang mai mắc phải:

  • Sừng hoá nhu mô hai bên.
  • Răng Hutchinson: chỉ thấy ở răng vĩnh viễn. Răng cửa bị chẻ và có các rãnh ngang (răng khía).
  • Điếc do tổn thương dây sọ VIII.
  • Loạn dưỡng xương: sọ có đường gồ ở các chỗ nối, trán dô, mũi như cái nồi, vòm họng nhọn. Xương chày hình lưỡi gươm.
  • Viêm màng não cấp hay bán cấp.
  • Gôm bị loét ở vách mũi, và ở vòm hầu xương.

Tam chứng Hutchinson gồm sừng hoá, dấu hiệu ở răng cửa, điếc.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Soi kính hiển vi để phát hiện xoắn khuẩn trong dịch rỉ viêm ở các tổn thương.
  • Miễn dịch huỳnh quang cho phép phân biệt các kháng thể chủ động do trẻ sản xuất (IgM) với các kháng thể thụ động do mẹ bị bệnh truyền sang (IgG); các kháng thể thụ động mất đi sau 3 tháng.

Điều trị

THỂ SỚM

  • Benzylpenicillin (penicillin G dạng nước) liều 50.000 đơn vị/kg mỗi ngày trong 15 ngày, bắt đầu từ những liều rất thấp rồi tăng dần lên. Có thể có phản ứng Herxheimer (xem phản ứng này).
  • Nếu bị dị ứng với Penicillin thì dùng tetracyclin tiêm.
  • Tri liệu là có hiệu quả nếu không có những tổn thương có tính phá huỷ. Kiểm tra huyết thanh cho đến tuổi trưởng thành.

THỂ MUỘN

  • Dịch não tuỷ bình thường (về chi tiết, xem giang mai giai đoạn 2).
  • Dịch não tuỷ không bình thường (về chi tiết, xem giang mai giai đoạn 3).

Phòng bệnh: phát hiện bệnh và điều trị người mẹ trong thời kỳ có mang (2,4 triệu đơn vị benzathin benzylpenicillin tiêm làm 2 mũi, mỗi mũi một bên mông). Bắt buộc phải xét nghiệm huyết thanh ngay từ tháng thứ ba; nếu bị nhiễm muộn thì vào lúc cuối thời gian có mang nếu có thể được. Khám lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh người có quan hệ. Bắt buộc phải khai báo, có thể bắt phải nằm viện.

Bài trướcLỗ tiểu thấp – dị tật ở bé trai cần điều trị sớm
Bài tiếp theoViêm quy đầu – bao quy đầu và viêm quy đầu

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.