Châm cứu Chữa Say nắng
(Cảm Thử – Trúng Thử – Heatstroke )
A. Đại cương
Là bệnh thường gặp vào mùa nóng, làm việc ở chỗ nóng, do đứng lâu hoặc làm việc dưới ánh nắng gắt, hoặc nhiệt độ cao hoặc nhiệt bức xạ mà cơ thể đang yếu hoặc qúa mệt nhọc.
B. Nguyên nhân
Do cơ thể đang suy yếu, thử nhiệt hoặc thử thấp uất lại nung đốt làm hao tổn âm dịch.
Nặng thì thanh khiếu bị che phủ, kinh khí bị bế tắc gây ra hôn mê, ngất, quyết nghịch.
Nếu tân dịch bị hao tổn quá, dễ bị hư thoát.
C. Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại sau:
Loại Nhẹ: Đầu đau, chóng mặt, ngực tức, muốn ói, ói, khát, sốt cao, không mồ hôi, bồn chồn, vật vã, mệt mỏi, cơ thể đau nhức.
Loại Nặng: Đầu đau, chóng mặt, ngực tức, muốn ói, ói, khát, sốt cao, mồ hôi ra nhiều, bồn chồn, vật vã, mệt mỏi, cơ thể đau nhức, chân tay lạnh, sắc mặt trắng xanh, hơi thở ngắn, mê sảng. Nặng hơn nữa thì hôn mê, không tỉnh, tay chân co quắp, bắp chân bị chuột rút.
D. Điều trị
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết thử nhiệt.
Chứng nhẹ: điều hòa Vị khí, Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Hãm Cốc (Vi.43) + Thái Xung (C.3).
Có thể thêm Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản (Nh.12) + Công Tôn (Ty.4).
Bắt đầu châm Đại Chùy, kích thích vừa hoặc mạnh rồi mới châm các huyệt khác.
Loại Nặng: khai khiếu, cố thoát. Châm Nhân Trung (Đc.26) + Thập Tuyên + Thập Nhị Tỉnh Huyệt + Khúc Trạch (Tb.3) + Ủy Trung (Bq.40) [ đều châm nặn máu].
Nếu mê man: thêm Bá Hội (Đc.20), Lao Cung (Tb.8), Dũng Tuyền (Th.10.
Choáng váng muốn nôn: thêm Nội Quan (Tb.6), Ế Minh, Túc Tam Lý (Vi.36) .
Co giật thêm Hậu Khê (Ttr.3), Dương Lăng Tuyền (Đc.34).
Chuột rút thêm Thừa Sơn (Bq.57), Thừa Cân (Bq.56), Kim Tân, Ngọc Dịch (đều châm ra máu).
Mồ hôi ra nhiều, khí bị tuyệt, thêm cứu Khí Hải (Nh.6), Thần Khuyết (Nh.8), châm Thái Uyên (P.9), Phục Lưu (Th.7) .
Ý Nghĩa: Bệnh nhẹ dùng Đại Chùy là huyệt Hội của các đường kinh Dương; Khúc Trì, Hợp Cốc thuộc kinh thủ Dương minh, Hãm Cốc thuộc kinh túc Dương minh, đều là kinh có nhiều khí nhiều huyết, dùng 4 huyệt này phối hợp để thanh tiết thử nhiệt; thêm Thái Xung là Nguyên huyệt của kinh Can, mạch của nó thông với mạch Đốc, có thể hòa Vị, khoan hung; Túc Tam Lý là huyệt Hợp của Vị, Công Tôn là huyệt Lạc của Tỳ, theo cách phối hợp Chủ-Khách; Nội Quan thông với mạch Âm Duy, mạch Âm Duy chạy ở trong bụng, phân bố giữa Vị, Tâm và ngực; Trung Quản là huyệt Mộ của Vị; dùng 4 huyệt này phối hợp có tác dụng hòa Vị, cầm nôni.
Bệnh nặng dùng Nhân Trung để khai khiếu; Thập Tuyên, Thập Nhị Tĩnh Huyệt là chỗ thông mạch khí của các kinh Âm và Dương cho nên có tác dụng điều tiết Âm Dương, khai khiếu, trị quyết chứng; thêm Khúc Trạch là huyệt Hợp của kinh Tâm bào, Ủy Trung là huyệt Hợp của kinh Bàng quang, châm ra máu để trừ nhiệt. Hôn mê thêm Bá Hội để tỉnh não; Ế Minh trị choáng theo kinh nghiệm lâm sàng.
Co giật thêm Hậu Khê vì huyệt này là huyệt Giao Hội với mạch Đốc, mà mạch Đốc thuộc lạc vào não; Dương Lăng Tuyền là huyệt Hội của cân để thư giãn và làm ấm gân cơ; Khát nhiều thêm Kim Tân, Ngọc Dịch
(châm ra máu) và thanh nhiệt, sinh tân dịch; Mồ hôi ra mà mạch Tuyệt, nguyên khí muốn thoát, cứu Khí Hải, Thần Khuyết để bồi nguyên, cố bản; Thái Uyên là huyệt Hội của mạch, Phục Lưu là huyệt Kinh của kinh Thận, có tác dụng điều phụ cho mạch khí.
2- Thủy Phân (Nh.9) + Bá Lao + Đại Lăng (Tb.7) + Ủy Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).
3- Nhân Trung (Đc.26) + Trung Quản + Khí Hải (Nh.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Xung (Tb.9) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Châm Cứu Phùng Nguyên).
4- Loại Nhẹ: Đại Chùy (Đc.14) + Thái Xung (C.3) + Ủy Trung (Bq.40) + đều châm Tả.
Hoăc Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngoại Quan (Ttu.5) [ đều tả].
Loại Nặng: Thập Tuyên + Ủy Trung (Bq.40) [ đều ra máu] + Nhân Trung (Đc.26) + Bá Hội (Đc.20) [ đều châm Tả].
Hoặc Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Quản (Nh.12) [đều cứu] + Nội Quan (Tb.6) châm Tả (Châm Cứu Trị Liệu Học).
5- Đại Chùy (Đc.14) + Phong Trì (Đ.20) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Xung (C.3) (Nội Khoa Thủ Sách).
6- Nhân Trung (Đc.26) + Lao Cung (Tb.8) + Dũng Tuyền (Th.1) (Châm Cứu Học HongKong).
7- Loại Nhẹ: thanh thử, tiết nhiệt, điều hòa Vị khí. Châm Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Phục Lưu (Th.7) .
Loại Nặng: Thanh thử, tiết nhiệt, khai khiếu, cố thoát. Châm Nhân Trung (Đc.26) [ kích thích mạnh] + Thập Tuyên + Khúc Trạch (Tb.3) + Ủy Trung (Bq.40) [ đều ra máu} + Bá Hội (Đc.20).
Chóng mặt + muốn nôn: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Quan (Tb.6) .
Cơ co giật: thêm Dương lăng Tuyền (ĐC.34) .
Mồ hôi ra nhiều + mạch trụy: thêm cứu Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) (Châm Cứu Học Việt Nam).