Châm cứu chữa trịtiểu bí

(Niệu Trư Lưu – Rétention D’urine – Retention of Urine)

A. Đại cương

Tiểu (Đái) bí là trạng thái trong Bàng Quang có nước tiểu mà không đái ra được.

Y học cổ truyền gọi là Lung Bế, Long Bế.

B. Nguyên nhân

Thực chứng: do thấp nhiệt, Hoả uất ở trung tiêu không hóa đi được, dồn xuống Bàng Quang làm cho khí cơ của Bàng Quang bị ngăn trở gây ra.

Hư chứng: do Thận khí bị suy, tinh huyết hao tổn, mệnh môn Hoả suy làm cho Bàng Quang khí hóa bất thường. Hoặc do chấn thương sau khi mổ do gây tê ở cột sống, khí cơ của Bàng Quang bị tổn thương gây nên tiểu bí, hoặc do tiền liệt tuyến sưng to, hoặc do sạn ở đường tiểu.

C. Triệu chứng

Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau:

1. Thận khí Bất Túc: tiểu gắt, tiểu khó, muốn tiểu mà không có sức rặn, sắc mặt nhạt, tinh thần mỏi mệt, lưng đau, chân tay mỏi yếu, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm, Tế, bộ Xích Nhược.

2. Thấp Nhiệt dồn xuống dưới: tiểu gắt, tiểu khó, tiểu vàng đỏ, bụng dưới căng tức, khát, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch Hoạt Sác.

3. Do chấn thương: tiểu khó, không tiểu được, bụng dưới căng đầy, thường gặp sau khi bị chấn thương hoặc giải phẩu.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Hành vận hạ tiêu, điều tiết Bàng Quang.

a. Thứ Liêu (Bq.32) + Uỷ Dương (Bq.39) + Trung Cực (Nh.3).

b. Tam Âm Giao (Ty.6) + Thận Du (Bq.23) + Trung Liêu (Bq.33),

Luân phiên Sử dụng nhóm trên, kích thích vừa, vê kim liên tục. Ngày châm một vài lần cho đến khi tiểu được.

Ý nghĩa: Thứ Liêu, Trung Liêu đều thuộc kinh Bàng Quang, có tác dụng giống huyệt Bàng Quang Du (rót kinh khí vào Bàng Quang); Uỷ Dương là huyệt Hiệp ở bên dưới của Tam Tiêu, Trung Cực là huyệt Mộ của Bàng Quang, đều có tác dụng điều tiết công năng Bàng Quang; Thận Du để lợi cho sự khí hóa của Bàng Quang; Tam Âm Giao để điều hòa 3 kinh Âm, làm cho hạ tiêu vận hành.

2- Khúc Tuyền (C.8) + Hành Gian (C.2) (Tư Sinh Kinh).

3- Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Khí Hải (Nh.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Cốc (Th.10) + Đại Lăng (Tb.7) (Châm Cứu Đại Thành).

4- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Trung Cực (Nh.3) + Trung Phong (C.4) + Thái Xung (C.3) + Chí Âm (Bq.67), đều cứu (Thần Cứu Kinh Luân).

5- Nhóm 1: Trung Cực (Nh.3) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Nhóm 2: Bàng Quang Du (Bq.28) + Thứ Liêu (Bq.32) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9).

Thường dùng nhóm 1. Khi châm Quan Nguyên và Trung Cực phải tạo cảm giác tới lỗ tiểu. Vê kim liên tục Tam Âm Giao 3 – 5 phút. Nếu chưa bớt, dùng nhóm 2 (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

6- Thận khí kém: Âm Cốc (Th.10) + Thận Du (Bq.23) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Khí Hải (Nh.6) + Uỷ Dương (Bq.39).

Thấp Nhiệt dồn xuống dưới: Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) .

Ngoại (chấn) Thương: Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Học Gỉang Nghĩa).

7- Yêu Dương Quan (Đc.2) + Thứ Liêu (Bq.32) + Trung Liêu (Bq.33) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Khúc Cốt (Nh.2) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

8- Thực Nhiệt: Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) +Tam Tiêu Du (Bq.22) + Trung Cực (Nh.3) + Uỷ Dương (Bq.39) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9), đều tả .

Hư Hàn: Quan Nguyên (Nh.4) + Thạch Môn (Nh.5) + Thuỷ Đạo (Vi.8) + Mệnh Môn (Đc.4) (đều cứu), Tam Âm Giao (Ty.6) (bổ).

Tích Huyết: Huyết Hải (TY.10) + Cách Du (Bq.17) (đều tả ) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

9- Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

10- Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Thái Khê (Th.3) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

11- Thuỷ Đạo (Vi.28) + Bào Hoang (Bq.53) (Châm Cứu Học HongKong).

12- Bát Liêu + Bàng Quang Du (Bq.28) + Yêu Nhãn, Thừa Phò (Bq.36) + Hội Dương (Bq.35) + Ân Môn (Bq.37) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) hoặc Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Tam Tiêu Du (Bq.22) . Kích thích mạnh (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

13- Điều hòa khí cơ, sơ thông Thuỷ đạo và bồi bổ thận khí (do Thận suy), hoặc thanh lợi Thấp Nhiệt (do thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu) hoặc điều hòa khí cơ (do chấn thương).

Châm Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Uỷ Dương (Bq.39).

Thận suy thêm Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) để tăng khí hóa của Thận.

Thấp nhiệt thêm Âm Lăng Tuyền (Ty.9) để kiện Tỳ lợi Thuỷ.

Chấn thương thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Quan Nguyên (Nh.4) để điều hòa khí cơ (Châm Cứu Học Việt Nam).

14- Trung Cực (Nh.3) thấu Khúc Cốt (Nh.2) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Địa Cơ (Ty.8) . Có thể phối hợp với Khí Hải (Nh.6) + Chiên Trung (Nh.17) + Túc Tam Lý (Vi.36) (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 8/1985).

15- Nhóm 1: Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4) + Trung Cực (Nh.3) + Thận Du (Bq.23) . Phối hợp với Thuỷ Đạo (Vi.28) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3) .

Nhóm 2: Khí Hải (Nh.6) xuyên Quan Nguyên (Nh.4) hoặc Quan Nguyên (Nh.4) xuyên Trung Cực (Nh.3) + Thận Du (Bq.23) + Tam Âm Giao (Ty.6) xuyên Thái Khê (Th.3) (‘Hà Bắc Trung Y Tạp Chí’ số 45/1986).

16- Thận Dương Hư: ôn bổ Thận Dương: Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Mệnh Môn (Đc.4) + Khí Hải (Nh.6).

Thận Âm Hư: tư bổ Thận Âm: Thận Du (Bq.23) + Âm Cốc (Tanh.10) + Thái Khê (Th.3) + Phục Lưu (Th.7) .

Tỳ Khí Hư: Kiện Tỳ, ích khí: Tỳ Du (Bq.20) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Quan Nguyên (Nh.4) .

Phế Kim Táo Nhiệt: Thanh kim, nhuận Phế: Xích Trạch (P.5) + Khúc Trì (Đtr.11), +Tam Tiêu Du (Bq.22) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Trung Cực (Nh.3) .

Bàng Quang Tích Nhiệt: Thanh nhiệt lợi Thuỷ: Tam Âm Giao (Ty.6) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Phục Lưu (Th.7) .

Ngoại Thương: Sơ thông khí cơ: Trung Cực (Nh.3) + Hoành Cốt (Th.11) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Bát Liêu (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Bài trướcChâm cứu chữa trị tiểu dầm
Bài tiếp theoChâm cứu chữa trị tiền liệt tuyến viêm

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.