Châm cứu tiểu đường

(Đường Niệu Bệnh – Diabète – Diabetes)

A. Đại cương

Thuộc loại Tiêu Khát của Y học cổ truyền.

B. Nguyên nhân

Do ăn nhiều thức ăn béo (mỡ), ngọt.

Nhiệt nung nấu làm tổn thương tân dịch như Phế, Vị uất nhiệt, tiêu hao âm dịch hoặc nhiệt nung nấu hạ tiêu, Thận âm suy hoặc Thận dương bất túc, tinh không hóa khí.

C. Triệu chứng

Thường bệnh phát rất từ từ, ít có triệu chứng rõ rệt, chỉ phát hiện thấy khi thư? nước tiểu. Triệu chứng chính là hay đi tiểu, miệng khát, uống nhiều, ăn nhiều, mau đói, Nôn, người gầy ốm (sút cân đi), tay chân mỏi mệt, thiếu sức.

Khát, uống nhiều là Phế nhiệt.

Hay ăn, mau đói là Tỳ Vị tích nhiệt.

Tiểu nhiều hoặc kèm thắt lưng đau mỏi là dấu hiệu nhiệt làm tổn thương Thận Âm hoặc tinh không hóa khí.

D. Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thanh tiết uẩn nhiệt ở Tam Tiêu.

Huyệt chính: Di Du + Phế Du (Bq.13) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Khê (Th.3) + Tụy Du.

Huyệt phụ: Thiếu Thương (P.11), Ngư Tế (P.10), Cách Du (Bq.17), Vị Du (Bq.21), Trung Quản (Nh.12), Tỳ Nhiệt Huyệt, Quan Nguyên (Nh.4), Phục Lưu (Th.7), Thuỷ Tuyền (Th.5).

Cách châm: Các huyệt Bối Du trong nhóm huyệt chính thường dùng kích thích nhẹ, không lưu kim, các huyệt khác có thể kích thích vừa, lưu kim 10 – 15 phút. Cách 1 ngày châm 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

+ Miệng khát, uống nhiều là bệnh đã nặng hơn, thêm Thiếu Thương (P.11), Ngư Tế (P.10), Cách Du (Bq.17) .

+ Ăn nhiều, mau đói, gầy ốm rõ rệt, thêm Tỳ Nhiệt Huyệt, Vị Du (Bq.21), Trung Quản (Nh.12).

+ Tiểu nhiều thêm Quan Nguyên (Nh.4), Phục Lưu (Th.7), Thuỷ Tuyền (Th.5).

Ý nghĩa: Theo kinh nghiệm lâm sàng cận đại thì huyệt Di Du và Tụy Du có tác dụng điều tiết công năng của tuyến Tụy; thêm Phế Du, Tỳ Du, Thận Du để thanh tiết tà nhiệt ở Tam Tiêu; thêm Túc Tam Lý (huyệt Hợp của Vị), Thái Khê (Nguyên huyệt của Thận) để điều hòa khí ở 3 kinh Phế, Tỳ, Thận. Khát, uống nhiều thêm Thiếu Thương, Ngư Tế để tiết Phế Hoả. Cách Du, huyệt Hội của Huyết để ích huyết, sinh tân dịch. Ăn nhiều, mau đói, gầy sút do Tỳ Vị nhiệt, dùng Tỳ Nhiệt Huyệt, Vị Du, Trung Quản, là sự kết hợp giữa huyệt Du và Mộ, để sơ tiết tà ở Tỳ Vị. Tiểu nhiều do Thận Dương suy yếu, tinh bất hóa khí, dùng Quan Nguyên để bổ chân nguyên, thêm Phục Lưu, Thuỷ Tuyền để cố giữ vững Thận khí.

2- Cứu huyệt Quan Nguyên (Nh.4) – có thể tăng dần lên đến 200 tráng (Biển Thước Tâm Thư).

3- Thừa Tương (Nh.24) + Ý Xá (Bq.49) + Quan Xung (Ttu.1) + Nhiên Cốc (Th.2) (Phổ Tế Phương).

4- Thuỷ Câu (Đc.26) + Thừa Tương (Nh.24) + Kim Tân + Ngọc Dịch + Khúc Trì (Đtr.11) + Lao Cung (Tb.8) + Thái Xung (C.3) + Hành Gian (C.2) + Thương Khâu (Ty.5) + Nhiên Cốc (Th.2) + Ẩn Bạch (Ty.1) (Thần Ứng Kinh).

5- Thừa Tương (Nh.24) + Thái Khê (Th.3) + Chi Chánh (Ttr.7) + Dương Trì (Ttr.5) + Chiếu Hải (Th.6) + Thận Du (Bq.23) + Tiểu Trường Du (Bq.27) + Đầu nhọn nhất của ngón út (thứ 5) ở tay và chân (Thần Cứu Kinh Luân).

6- Nhóm 1: Quan Nguyên (Nh.4) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Nhóm 2: Thận Du (Bq.23) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Trung Quản (Nh.12) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Huyệt phụ: Cách Du (Bq.17), Tỳ Du (Bq.20), Tỳ Nhiệt Huyệt.

Mỗi ngày châm 1 lần, luân phiên Sử dụng 2 nhóm, kích thích mạnh, 10 lần là 1 liệu trình. Thường thì trị 2 liệu trình, có thể thấy triệu chứng cả i biến, lượng đường trong máu và nước tiểu đều giảm (Thường Dụng Trung Y Liệu pháp Thủ Sách).

7- Phế Du (Bq.13) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Trung Quản (Nh.12) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thái Uyên (P.9) + Thần Môn (Tm.7) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Nhiên Cốc (Th.2).

Mỗi ngày châm 1 lần, kích thích vừa. Huyệt Mệnh Môn và Quan Nguyên, mỗi ngày đều cứu bằng điếu nga?i (Trung Quốc Châm Cứu Học).

8- Bàng Quang Du (Bq.28) + Nhiên Cốc (Th.2) + Bát Chùy Hạ + Trọc Dục + Thận Hệ (Châm Cứu Học HongKong).

9- a Thượng Tiêu : Phế Du (Bq.13) + Thiếu Thương (P.11) + Ngư Tế (P.10) (đều tả ), Kim Tân, Ngọc Dịch (xuất huyết).

b Trung Tiêu: Vị Du (Bq.21) + Trung Quản (Nh.12) + Hãm Cốc (Vi.43) + Tỳ Du (Bq.20) + Thuỷ Đạo (Vi.28) (đều tả ).

c Hạ Tiêu: Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thuỷ Tuyền (Th.5) (đều bổ) + Nhiên Cốc (Th.2) + Hành Gian (C.2) (đều tả ) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

10- Trung Quản (Nh.12), Tam Tiêu Du (Bq.22), Vị Du (Bq.21), Thái Uyên (P.9), Liệt Khuyết (P.7), Thần Môn (Tm.7), Nội Quan (Tb.6), Thận Du (Bq.23), Phế Du (Bq.13), Quan Nguyên (Nh.4), Bát Liêu, Túc Tam Lý (Vi.36), Thừa Phù (Bq.36), Tam Âm Giao (Ty.6). Tùy chứng mà chọn huyệt dùng (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

11- Cứu các huyệt:

a Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản (Nh.12).

b Mệnh Môn(Đc.4) + Thân Trụ (Đc.13) + Tỳ Du (Bq.20).

c Khí Hải (Nh.6) + Quan Nguyên (Nh.4).

d Tích Trung (Đc.6) + Thận Du (Bq.23).

e Hoa Cái (Nh.20) + Lương Môn (Vi.21).

f Đại Chùy (Đc.14) + Can Du (Bq.18).

g Hành Gian (C.2) + Trung Cực (Nh.3) + Phúc Ai (Ty.16)

h Phế Du (Bq.13) + Cách Du (Bq.17) + Thận Du (Bq.23) .

8 nhóm trên, mỗi lần dùng 1 nhóm làm chính, có thể phối hợp các huyệt khác, nhưng không quá 9 huyệt. Mỗi huyệt cứu 10 – 30 tráng (‘Trung Y Tạp Chí’ số 52/1985).

12- Thượng Tiêu: Thanh nhuận Phế Kim, sinh tân, chỉ khát. Châm bình bổ bình tả Phế Du (Bq.13) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Ngư Tế (P.10) + Liêm Tuyền (Nh.23) + Chiếu Hải (Th.6) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Trung Tiêu: Thanh Vị Hoả, thông Phủ khí. Châm tả Trung Quản (Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Đại Đô (Ty.2) + Hãm Cốc (Vi.43) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3).

Hạ Tiêu: Tư bổ Thận Âm. Châm bổ Thận Du (Bq.23) + Thái Khê (Th.3) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Chiếu Hải (Th.6) + Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.