CHÂM CỨU CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ĐỐT SỐNG CỔ
Hội chứng Đốt Sống Cổ (thoát vị Đốt Sống Cổ) còn gọi là các loại tật bệnh liên quan đến đốt sống Cổ, là chỉ sự biến đổi của Đĩa Đệm Đốt Sống Cổ có thể thoái hóa hoặc thoát vị; hoặc thoái hóa Đốt Sống Cổ, làm cho vùng liên Đốt Sống bị biến đổi, thoái hóa hoặc phì đại kết quả là làm hẹp lỗ liên hợp nơi Rễ Thần Kinh Cổ thoát ra. Từ đó, kích thích hoặc chèm ép Rễ thần kinh Cột Sống Cổ, chèn ép Tủy, chèn ép Động mạch Gai Sống, hoặc thần kinh Giao Cảm … Gây ra Hội chứng Đốt Sống Cổ (thoát vị Đốt Sống Cổ). Bệnh đa phần phát ở người bệnh trên 40 Tuổi, ở Nam giới nhiều hơn một chút. Trên lâm sàng đặc chưng là : đau dớn vùng Cổ Gáy hoặc Cánh Tay, Cẳng Tay, kèm theo cảm giác biến đổi có thể là tê bì…Nguyên nhân do chèn ép hoặc kích thích khác nhau mà thành ra các bệnh khác nhau: hội chứng Rễ Thần kinh, hội chứng động mạch Gai sống, hội chứng của Tủy, hội chứng của thần kinh Giao Cảm, hoặc tổng hợp các hội chứng trên.
CHỨNG TRẠNG VÀ CHẨN ĐOÁN
1.Hội chứng Rễ thần kinh: đau nặng vùng Cổ, Vai, Cánh Tay kèm theo tê bì, đau đớn, có thể lan xuống Ngón Tay, Tay lạnh yếu, nghiêm trọng hơn là Tay nắm chặt, thế tay phụ thuộc vào các mức độ khác nhau. Bệnh tình kéo dài, có thể xuất hiện Liệt Cơ cục bộ.
- Hội chứng động mạch Gai Sống: chóng mặt, Vai Gáy đau, hoặc đau Đốt Sống Cổ, khi vận động xoay chuyển Cổ, Đầu có thể tối sầm ngã lăn, nhìn vật đôi khi không rành, Tai ù, Tai điếc.
- Hội chứng Tích Tủy: Hai Chi dưới hoặc tứ Chi tê dại yếu vô lực, dần dần bệnh nặng lên. Nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện Liệt, co quắp tùy theo mức độ mà biểu hiện khác nhau, xuất hiện hội chứng Đốt Sống Cổ, Đại-Tiểu tiện không cầm.
- Hội chứng thần kinh Giap Cảm: choáng Đầu, đốt Sống Cổ đau, vùng Ngực khó chịu, hơi thở như bị giữ lại khó khăn, hồi hộp thở ngắn, mất ngủ, ra mồ hôi nhiều, Tứ Chi lạnh, phiền táo bất an.
- Tổng hợp hội chứng: các hội chứng ở trên đồng loạt xuất hiện.
- Ở thời điểm giữa đa phần thấy Cơ lực giảm rõ rệt, phản xan Cơ giảm, hoặc mất phản xạ xuất hiện hiện tượng Liệt.
- Kiểm tra bổ trợ: XQUANG Cột Sống Cổ, CT scaner, MRI. Xác định rõ nguyên nhân.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ
-
Thái Dương kinh mạch trở trệ:
– Chứng trạng: Cổ Gáy co cứng, Vai Lưng đau nhiều, Chi trên đau nặng, Đầu đau-nặng-chướng, lúc phát bênh Miệng cứng, Lưỡi cứng. Mạch đa số Phù Khẩn.
-Trị pháp: sơ phong thông kinh, hoạt Lạc chỉ thống.
– Xử Phương: Giáp Tích, Phong trì, Thiên Trụ, Đại trùy, Nhu Du, Khúc Trì, Liệt Khuyết.
– Thủ pháp: tất cả châm tả.
– Phương nghĩa: Giáp Tích, Thiên Trụ là dùng huyệt gần, tại chooxcos thể lưu thông khí huyết tại bộ vị bị bệnh, giảm đau. Khúc Trì, Đại trùy để sơ phong thông kinh. Liệt khuyết điều trị bệnh Cảnh Hạng. Nhu Du chỉ thống thông kinh.
-
Hàn Thấp nội trở:
– Chứng trạng: Cổ, Vai, Cánh Tay đau đớn, có điểm đau, kèm tê bì, nặng hơn cảm giác vo lực. Thích ấm, sợ lạnh, hoạt động giới hạn. Kiêm ứ huyeetsdthif đau đớn nặng hơn, kèm theo co quắp cấp, ngón tay sắc tối. Chất Lưới tối. Mạch phần lớn là Trầm Huyền.
– Trị pháp: trục hàn khứ thấp, hoạt huyết hóa ứ.
– Xử Phương: Giáp Tích, Phong trì, Thiên trụ, Phế du, Tâm du,Cách du, Cực tuyền, Khúc Trì, Liệt khuyết.
-Thủ pháp: dùng tả pháp.
– Phương nghĩa: Giáp Tích, Phong Trì, Thiên Trụ sơ thông kinh lạc tại chỗ, Liệt Khuyết trị bệnh ở cổ. Tâm chủ huyết, Phế chủ khí,Huyết hội ở Cách du, cho nên châm: Phế du, Tâm du, Cách du để hành khí hoạt huyết hóa ứ. Châm Khúc trì, Cực tuyền để hoạt huyết thông lạc chỉ thống.
3.Thanh dương uất trệ:
– Chứng trạng: Nặng Đầu, choáng Đầu, hoa Mắt, ù Tai, nhìn vật không rõ, lúc phát ra thì Lưỡi cứng, miệng cứng, Đầu Gối mềm yếu, đi lại bất lợi, có lúc ngã lăn hôn mê. Mạch Trầm vô lực.
– Trị pháp: Thông dương khái uất, tỉnh Não khai khiếu.
– Xư phương: Nhân trung, Nội quan, Bách hội, Giáp Tích.
– Thủ pháp: dùng tả pháp.
– Phương Nghĩa: Nội quan, Nhân trung tỉnh Não khai khiếu;Bách Hội thông thanh dương khí, mà lợi Đầu Mắt; Giáp tích sơ thông kinh mạch, vận hành khí huyết.
Theo:” [当代针灸治疗学]- Đương đại châm cứu trị liệ học” Ths.Bs y học cổ truyền Nguyễn Xuân Luận dịch.