“Nhất nhất bộ” tức là chỉ bộ vị ở ngón tay. Không luận Âm Dương của Bàn Tay, ” Đổng Thị chính kinh kỳ huyệt học”nguyên gốc chi lại có 27 huyệt đạo, trong các huyệt đạo trên, lại có một số huyệt vị tốt tạo thành, nhân đó ước có trên 52 huyệt, các huyệt này với huyệt Đại Lục tạo ” thành 28 điểm huyệt” có vị trí và công hiệu không giống nhau. Đổng sư có thể nghiên cứu phát hiện ra các huyệt này không phải là dễ.

Các huyệt đạo này đều có thể có hiệu quả đặc biệt, ở Ngón Tay có khoảng hơn 50 huyệt( gia thêm các huyệt Đổng Thị thường dùng ở trên, trong nguyên bản Sách không có, mà ông sáng tác và bổ sung thêm) Người sơ học thì khó mà tìm chính xác được huyệt, kỳ thực thì các bộ huyệt phân bố khá có quy luật, theo quy luật đó mà tìm huyệt.

châm cứu Đổng thị
châm cứu Đổng thị

1,HUYỆT ĐẠI GIAN

– Bộ vị: huyệt ở trung điểm phía lòng Bàn tay của đốt 1sang phía ngón Cái 3 phân.

– Giải phẫu: liên quan đến cơ gấp ngón 2, thần kinh Giữa. ( Thần kinh hướng tâm dưới bì phu, tạng Tâm liên quan đến lục phủ phân nhánh thần kinh)

-Chủ trị: tạng Tâm, đau Gối, Sán khí, Nhãn giáp thống, Tinh Hoàn sa và đau.

-Thủ huyệt: bệnh nhân nằm ngưa, lòng bàn tay hướng lên trên, lấy đốt 1 ngón trỏ chính giữa, lệch sang phía ngón Cái 3mm.

-Thủ thuật: Châm sâu khoảng 2 mm trị bệnh của Tâm tạng, 2-3mm trị bệnh Tiểu trường, Sán khí, Gối đau, bệnh tả châm hữu, bệnh hữu châm tả.( chú ý không nên châm 2 bên).

2,TIỂU GIAN

– Bộ vị: đốt 1 ngón 2, huyệt ở 1/3trên phía ngón Cái.

-GF: nt( Thần kinh hướng tâm dưới bì phu, tạng Tâm liên quan đến lục phủ phân nhánh thần kinh)

-Chủ trị: viêm khí quản, khác đàm màu vàng, Hung bộ chướng muộn, Gối đau, Sán khí, Viêm Ruột, Nhãn giáp viêm.

-Thủ huyệt: bệnh nhân nằm, nt.

-Thủ thuật: kim 5 phân, 1-2 phân châm bệnh Phế-Tâm, 2-2,5 phân trị bệnh Tiểu trường khí, sán khí, Gối đau

3, NHŨ GIAN HUYỆT

-Bộ vị: đốt thứ 2 của ngón Trỏ, chính giữa ra ngoài 2 mm.

-GF: nt. ( Thần kinh hướng tâm dưới bì phu, tạng Tâm liên quan đến lục phủ phân nhánh thần kinh)

-Chủ trị: Sán khí, viêm niệu đạo, đau Răng, đau Dạ dày.

-Thủ huyệt: đốt 2 ngón trỏ, đường chính giưa đo ra 2 phân, cách chì ngang đốt 2-3 là 3 mm.

-Thủ thuật: kim 5 phân, thường châm sâu 2-2,5 phân.( chú ý cấm không châm đều 2 bên).

 4, NGOẠI GIAN HUYỆT

-Bộ vị: đốt 2 ngón Trỏ, cách đường chính giữa 2 phân, cách lằn chỉ đốt 2-3 là 6,6mm.

-Giải phẫu: nt ( Thần kinh hướng tâm dưới bì phu, tạng Tâm liên quan đến lục phủ phân nhánh thần kinh).

-Chủ trị: Sán khí, viêm Niệu đạo, Tiểu trường khí, đau Răng, đau Dạ dày.

-Thủ huyệt:cách đường chính giữa 2mm, cách lằn chỉ đốt 3 ngon 2 là 6,6mm.

-Thủ thuật: Kim 5. châm 2-2,5mm(cấm không châm 2 bên).

5,TRUNG GIAN HUYỆT

-Bộ vị: ở đốt 1, ngón 2, ở vị trí chính giữa.

-GF:nt( thần kinh hướng tâm dưới bì, Phế phân nhánh thần kinh, Tâm tạng liên quan Lục phủ thần kinh).

-Chủ trị: Tim hồi hộp, chướng ngực, đau Gối, choáng Đầu, hoang Mắt, Sán khí.

-Thủ thuật: kim 5. châm 1-2 phân trị Tâm-Hung-Đầu-Nhãn bệnh, Sán khí. 2 phân trị Sán khí và bệnh Gối.(chú ý cấm châm 2 bên)

-Vận dụng: trị Sán khí châm các huyệt: Ngoại gian, Đại-TRung-Tiểu gian có tác dụng đặc hiệu.( cấm châm 2 bên). Nếu châm đơn huyệt dưa theo nguyên tắc ” Nam Tả Nữ hữu”.Nếu phối với dùng Kim Tam lăng châm châm chu vi của Mát cá trong. Hiệu quả gấp bội. Đổng thị châm 5 huyệt ở ngón Trỏ, liên qua đến kinh Đại Trường, thông qua lý luận”Can với Đại trường thông” để trị bệnh Sán khí có hiệu quả. Đổng Thị rất chú ý đến mối quan hệ giữa Tâm và Gối, phàm trị bệnh biến ở tang Tâm bằng các huyệt vị, thì cũng dùng các huyệt đó để trị đau Gối. (Còn nữa).

Theo:”Đổng Thị châm cứu học”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.