Có nên chữa bệnh Phong Thấp bằng bài Thuốc Nam?

Có nên chữa bệnh Phong Thấp bằng bài Thuốc Nam?
Có nên chữa bệnh Phong Thấp bằng bài Thuốc Nam?

Việt Nam là nước nằm ở đới khí hậu nhiệt dới gió mùa. Nên độ ẩm rất cao tạo điều kiện cho thực vật phát triển đa dạng, từ đó cũng tạo ra rất nhiều các loại thuốc Nam. Tuy nhiên, cũng do đới khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phong thấp phát triển mạnh. Nên tỉ lệ người ở Việt Nam mắc bệnh xương Khớp rất cao. Theo thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm 35% dân số, trong đó lứa tuổi từ 50 đến 70 chiếm 70%.

Theo học thuyết Âm Dương thì Âm dương luôn ở trạng thái quân bình. Nghĩa là ở nơi nào sinh ra tật bệnh thì tất sẽ có thuốc chữa bệnh ngay tại nơi đó. Đúng như Cụ Tuệ Tĩnh nói:”Nam Dược trị Nam nhân” mang ý nghĩa triết học và thực tiễn rất lớn. Thậm chí, mang tính chất chỉ đạo trong điều trị bằng Đông Y của bệnh này.

Do phong thấp là tật bệnh thường xuyên ở người Việt nên phương pháp chữa và kinh nghiệm chữa bệnh này cũng hết sức phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng kinh nghiệm chủ nghĩa rất dễ dẫn đến sai lầm trong điều trị, mang lại hậu quả cho người bệnh không những bệnh không nhẹ đi mà còn nặng lên. Thâm chí, rất nhiều các biến chứng khác thì triết học phương Đông ra đời và nó gắn liền với Y học cổ truyền tạo ra một nền Y triết rất thâm thúy cả về Y lý, Dược lý, Dương sinh…hết sức đặc sắc. Nên khí điều trị bệnh phong thấp người bệnh nên đến khám những nơi mà người Thầy Thuốc được đào tạo bài bản nắm được các Triết học Phương Đông gắn liền với Y học mới mong không mắc sai lầm khi chữa bệnh theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Nên trước khi dùng những bài thuốc kinh nghiệm phải tham khảo ý kiến của Bác Sỹ Đông Y. Sau đây chúng tôi xin trân trong giới thiệu kinh nghiệm của các vị Lương Y thế hệ trước cống hiến để mọi người tham khảo.

Công thức:

Rễ cà gai hoa tím                           20g                 Rễ cây thầu dầu tía 8g

Củ kim cang                                    12g                 Rễ cây cỏ xước                       12g

Rễ cây tầm sọng (quýt hôi) 12g                               Lá lốt                                      12g

Ngải cứu                                           12g                Vỏ cây chân chim                 8g

Thổ phục linh                                  12g

Bào chế:

 

các vị rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, theo liều lượng trên cân thành thang, sắc uống, sắc kỹ 2 lần lấy 2 bát (200ml). Có thê ngâm rượu đun cách thủy độ 3 giò chôn xuống đất 1 ngày 1 đêm đem dùng.

Cách dùng:

  • Thuốc sắc: mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần uốhg sáng và tôì, khi uống chế 20ml rượu vào làm thang. Mỗi đợt uống 15-20 thang.
  • Ngâm rượu: ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần một chén con (10ml).

Chủ trị:

các chứng thấp làm cho bắp thịt và các khớp xương đau nhức.

Cấm kỵ:

  • Các chất kích thích và có hại ổên rhần kinh như các vị cay, hăng, nóng……..
  • Phản ứng: uống vào thấy đau tăng lên rồi dịu dần và khỏi.

Kết quả:

đã chữa hàng ngàn người. Kết quả 80 %

Lịch sử phương thuốc:

trong 8 năm xây dựng HTX thuốc Dân tộc trên thực tiễn lâm sàng, rút kinh nghiệm mà đúc két nên môn thuốc này.

Lương y Nguyễn Đình Bích Hợp tác xã Dân tộc –  Lương Văn Can khu Hoàn Kiếm

Bài trướcChữa đau nhức xương khớp bằng Thuốc Nam
Bài tiếp theoĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP NÊN DÙNG THUỐC NAM LOẠI NÀO?

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.