ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP NÊN DÙNG THUỐC NAM LOẠI NÀO?

 

Đau nhức Xương Khớp uống thuốc gì hiệu quả không có tác dụng phụ?
Đau nhức Xương Khớp uống thuốc gì hiệu quả không có tác dụng phụ?

Đau nhức Xương Khớp là loại bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Nó mang đến hậu quả rất lớn nhẹ thì ảnh hưởng đến sinh hoạt của cuộc sống nặng thì dẫn đến tàn phế không tự phục vụ được mình, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác, có thể là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đau nhức xương khớp theo quan điểm của Y học hiện đại là triệu chứng của rất nhiều bệnh từ cấp tính đến mạn tính. Những bệnh cấp tình như: Thấp khớp cấp, viêm khớp cấp, goute, viêm khớp cấp của viêm đa khớp dạng thấp…. Những bệnh mạn tính như: viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính….Về điều trị bệnh này theo Y học hiện đại thì bệnh nhẹ và cấp hiệu quả tốt, các bệnh mạn tính thì thường tiên lượng kéo dài, kết quả không mấy khả quan. Đặc biệt, là tác dụng phụ của các loại thuốc giảm đau chống viêm (là thuốc điều trị chủ lưc) có rất nhiều tác dụng phụ như: Viêm loét Dạ dày – Tá tràng, loãng xương, tiểu đường, tăng huyết áp, Phù do hội chứng Cushing, teo cơ….(nếu dùng dòng thuốc giảm đau Corticoid hoặc Hidro Cortison).

Đau nhức Xương Khớp theo qua điểm của Y học cổ truyền do 3 yếu tố chính là: Phong, hàn, thấp từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, bên trong thì do Tạng Phủ suy yếu. Nên điều trị theo Đông Y phải kết hợp giữa trừ phong, hàn, thấp bên ngoài và bổ Tạng Phủ hư yếu bên trong mới toàn diện và đạt kết quả lâu dài. Nếu điều trị không toàn diện bệnh này mà chỉ điều trị bằng kinh nghiệm chỉ mang lại kết quả hạn chế và không được lâu dài lại có thể mang lại những hậu quả tai hại như làm ảnh hưởng đến Gan, Thận. Nên khi điều trị bệnh nhân nên đến những người có chuyên môn cao để biện chứng thi trị mới mong đạt được kết quả như ý.

Sau đây là một bài thuốc kinh nghiệm của Lương Y Trần Huy cống hiến những năm 60-70 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi bài thuốc này chủ yếu điều trị các nhân tố bên ngoài là: Phong, Hàn, Thấp xin giới thiệu dưới đây:

Công thức:

Nhân trần 40g
Huyết giác 12g
Thông (lá thông hoặc Hoa thông) 12g
Cày ổ rồng (Cốt toái bổ) 20g
Thiên niên kiện 8g
Cây chồng mâm (Hy thiêm thầo) 20g
Dây chìa vôi (Bỏ đốt) 12g
Dây đau xương 16g
Cây chân trâu 20g
Đơn gốì hạc 12g
Củ khúc khắc (Thô phục) 12g
Củ kim cang (Tỳ giải) 12g

Cách bào chế:

Theo đúng liều lượng trên cân đúng 1 thang, sắc kỹ 2 nước, cô lại lấy độ 1 bát rưỡi thuốc (300ml).

Cách dùng:

Mỗi ngày uống 1 thang chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tôì lúc đi ngủ. Uống nóng. Một đợt điều trị từ 20-30 ngày.

Gia giảm:

  • Chân phù gia lá Đơn tướng quân 20g. Binh lang 8g, Hoa chổi xể 2g.
  • Trong xương buốt nhiều gia: búp cây liễu (con trai 7 búp, con gái 9 búp).
  • Hàn chứng: chân tay lạnh, đại tiện không lành gia: Ý dĩ 20g, Đại hồi 8g, Đậu đen sao vàng 20g, bỏ rễ gấc.
  • Nhiệt chứng: đại tiện táo gia: vỏ núc nác 12g, bỏ rễ gấc.

Chủ trị:

Các chứng phong thấp: đau nhức gân xương, tê liệt chân tay.

Cấm kỵ:

  • Có thai không dùng dược.
  • Kiêng án: cà chua, tôm, chất lạnh.
  • Phản ứng: không phản ứng, đương đau buốt uống và chườm thấy dễ chịu ngay mà ngủ được.

Kết quả:

Đã chữa rất nhiều người khỏi. Trong gia đình cũng đã áp dụng bài này. rất công hiệu. Những người tê liệt cả chân tay cần phối hợp với bài thuốc chườm sau đây mới kết quả tốt. Kết quả: 80 %.

Lương y Trần Huy 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.