Thấp khớp thì dùng thuốc gì để xoa bóp bên ngoài?

Thấp khớp thì dùng thuốc gì để xoa bóp bên ngoài?
Thấp khớp thì dùng thuốc gì để xoa bóp bên ngoài?

Bệnh Thấp khớp nói chung, phong thấp nói riêng dùng các phương pháp ngoại trị (Thuốc dùng ngoài) thường chỉ mang tính chất điều trị tại chỗ nhất thời, vẫn phải kết hợp với các loại thuốc uống bên trong mới mang lại kết quả tốt và lâu dài được. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài thuốc ngoại trị Gia truyền của Lương Y cống hiến ngày xưa.

Công thức:

1. Hy thiêm thảo 80g 4. Hoàng nàn 40g
2. Quế chi 20g 5. Hương phụ 40g
3. Trần bì 12g 6. Nam mộc hương 32g

 

Bào chế:

  • Hy thiêm: dùng rượu tẩm, đồ lên rồi đem phơi, 9 lần tẩm rượu đồ, 9 lần phơi là được.
  • Quế chi: dùng thứ non, mỏng, không sao.
  • Trần bì: rửa sạch, sao vàng.
  • Hoàng nàn: ngâm nước gạo 1 đêm, gọt sạch hết vỏ vàng, rửa sạch, rồi lấy 1 ít nước gạo đặc cho đủ thấm, không dùng nhiều, tẩm vào Hoàng nàn đã gọt sạch ấy 1 đêm rồi phơi khô.
  • Hương phụ: sao cháy lông cho vào cối nhào cho sạch vỏ đen.
  • Nam mộc hương: cạo sạch vỏ ngoài.
  • Các vị trên bào chế xong rồi cân mới chính xác. Tán nhỏ, rây thật kỹ, luyện với hồ, viên bằng hạt đậu đen, phơi thật khô, cho vào lọ kín dùng dần.

Cách dùng:

người lốn dùng mỗi lần tù’ 10 đên 20 viên tuỳ sức người khỏe hay yến, béo hay gầy. Nếu người dưới 15 tuôi tuỳ theo lứa tuôi lớn nhỏ mà giam đi uong tư 2 viên đôn 10 viên. Ngày uống 3 lần uống trước bữa cơm 2 giờ (khi không no không đói lắm). Uông với nước nóng hay nước lọc.

Dùng xoa:

Dùng để xoa vào chỗ tê, đau thì ngâm với rượu.

Chủ trị:

Chứng tê thấp, bại liệt, thấp khớp, kiêm trị các chứng đau bụng, đầy bụng, thổ tả.

Cấm ky:

  • Có thai cấm dùng.
  • Kiêng án: các thứ sống, lạnh, thịt ga, cà chua.
  • Phản ứng: uống đúng liều lượng thì không phản ứng. Không được uông 2 liều liền nhau trong 3 giờ.

Nhận xét và kết qủa:

Trừ những bệnh lâu ngày khí huyết suy nhược thì chi giảm dược một phần nào, cần kết hợp với thuốc bổ. Còn những chứng đau lưng, đau vai, đầu gối, các khớp vận chuyển khó khăn lâu ngày đau nhức đều có công hiệu. Đà chữa ước trên 200 người. Kết quả 80 %.

Lịch sử phương thuốc:

Gia truyền 5 đời. Bản thân áp dụng 16 năm.

Lương y Nguyễn Thị Tú – Hai Bà Trưng

Bài trướcCó nên chữa chứng tê thấp bằng thuốc Nam?
Bài tiếp theoThủy Ngưu Giác (Sừng Trâu) có tác dụng gì?

1 BÌNH LUẬN

  1. […] Thấp Khớp là một danh từ của Đông Y, theo ngôn từ chuyên ngành của Tây Y thì gọi là viêm khớp cấp tính và mạn tính. Về điều trị viêm khớp Tây Y thường dùng 2 loại thuốc giảm đau chống viêm làm chủ lực là loại có nhân Steroid như: Metylprednisolon, Dexamethazol…..Và loại không có nhân Steroid như: Diclofenac, Meloxicam…. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này chỉ là điều trị triệu chứng không phải là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh, nên bệnh thường chỉ đỡ khi dùng thuốc và có thể tái phái lại sau khi không dùng thuốc nữa. Ngoài ra, loại thuốc này thường sẽ có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: gây ra các bệnh liên quan đến Dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, độc tính cho Gan và cho Thận. Các thuốc có nhân Steroid tác dụng không mong muốn rất nhiều và có thể nghiêm trọng hơn như: loãng xương, bệnh cơ, hoại tử vô khuẩn đầu xương, tăng huyết áp, huyết khối, nặng thêm bệnh tim, rối loạn lipid máu, gia tăng xơ vữa động mạch, đái tháo đường, hội chứng Cushing, suy thượng thận cấp hay mạn, Ức chế phát triển ở trẻ em, loét dạ dày – thực quản, viêm tụy, thủng túi thừa đại tràng, Phù, rối loạn điện giải, suy tuyến thượng thận, hội chứng cai corticoid….Đông Y từ lâu các Cụ có rất nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh Thấp khớp theo lý luận của Y học phương Đông. Bệnh thấp khớp chia làm rất nhiều thể nhỏ mỗi thể có những kinh nghiệm điều trị khác nhau. Nên trước khi dùng thuốc mọi người nên hỏi ý kiến Bác sỹ Đông Y. Sau đây chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài thuốc cống hiến vào những năm 60-70 của Lương Y Nguyễn Trọng Minh: […]

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.