THUỐC NAM CHỮA VIÊM ĐA KHỚP
Biện chứng Đông y:
Tỳ Thận dương hư, huyết hư hàn ngưng.
Cách trị:
ích khí hoạt huyết, giải kinh, chỉ thông, thêm Ôn Thận, tán hàn.
Đơn thuốc:
Hoạt huyết chỉ thống thang.
Bài thuốc:
Hoàng kỳ 30g, Đương quy 10g, Phụ tử phiến 9g, Nhục quế 9g, Đan sâm 15g, Tang chi 30g, Kê huyết đằng 10g, Tế tân 9g, Xích thược 10g, Quế chi 9g. Sắc uông mỗi ngày 1 thang.
Ngón tay vàng nhiều, tê tân, thêm Địa long 9g, Mộc thông 9g.
Hiệu quả lâm sàng:
Vạn XX, nữ, 39 tuổi, giáo viên tiểu học. Khám ngày 13/6/1977. Năm 1972 bị chứng cường giáp, đẻ non, suy nhược, dùng thuốc điều trị thiếu máu nhưng không hiệu quả. Năm 1974 cảm thấy hai cánh tay đến đầu ngón lạnh cứng, khi nhẹ khi nặng, lúc phát bệnh thì mặt và hai tay phù thũng, vàng, đau nhức. Bệnh viện chưa chẩn đoán ra bệnh. Mỗi năm vào mùa thu, mùa đông, lao động nhiều dầm nước lạnh bệnh nặng thêm, cảm thấy tê, mất cảm giác, mùa hè thì bệnh giảm, gặp thời tiết ấm bệnh cũng giảm. Điều trị thuốc Tây, châm cứu cũng không khỏi, bệnh càng ngày càng nặng, ảnh hưởng đến công tác. Lên lớp khoảỹg 50 phút thì thấy mệt mỏi không chịu được, mắt tốì sầm, tay không còn linh hoạt được nữa, thường bị chóng mặt, mệt mỏi, ăn ít, kinh nguyệt mầu nhạt, lỏng, tính tình nóng nảy, mạch Trầm Tế, đầu lưỡi hai bên đỏ, rêu lưỡi mỏng vàng. Đây là chứng Tỳ Thận dương hư, huyết hư hàn khí ngưng trệ. Phép trị là ôn Thận tán hàn, hoạt huyết dưỡng huyết, dùng bài Hoạt huyết chỉ thống thang gia giảm sắc uôhg, phôi hợp tiêm bắp Phục phương đan sâm tiêm mỗi ngày 1 lần, 1 lần 1 ông.
Ngày 24/6 khám lại:
Sau khi uống thuốc, tay chân mềm hơn, cử động linh hoạt hơn, màu vàng ngón tay tiêu hết, gặp lạnh đầu ngón tay còn tê đau, mạch lưỡi như trước. Uống tiếp phương trên, thêm Địa long uống 10 thang.
Khám lần 3 (9/7):
Do thiếu thuốc ngưng uống một thời gian nhưng các chứng giảm, da mềm, mặt, tay bớt vàng, các vết ban xanh ở toàn thân đã chuyển biến tốt, điều trị như cũ, không thay đổi.
Khám lần 4 (18/11):
đã uống tổng cộng 41 thang, cánh tay và tay linh hoạt hơn, giảm đau nhiều, tay còn lạnh, ăn ít, uể oải, mạch lưỡi như trước. Do sắc thuốc khó khăn, đổi làm thuốc bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g, dặn kiên trì uống lâu dài.
Khám lần 5 (26/2/1978):
Sau thời gian 8 tháng uống thuốc, ngoại trừ do thời tiết thay đổi, hơi khó chịu một ít, còn các chứng trạng cơ bản hết, bình thường không thể tự lên lớp được, nay đã có thể làm được. Tiếp tục uống thuốc thêm một thời gian nữa để củng cố kết quả điều trị.
Nhận xét:
Hội chứng Raynaud, động mạch 10 ngón tay co rút, nguyên nhân chưa biết rõ, đa sô’ do rối loạn thần kinh thực vật, làm cho mạch máu co thắt, khi phát bệnh thì gây thiếu máu ở đầu các ngón tay, ngón chân. Những người dầm mưa lạnh nhiều hoặc tình chí uất ức, kích động dễ mắc bệnh này. Triệu chứng bệnh là da đầu ngón tay trắng bệch, chuyển dần sang màu cam, da lạnh, tê cứng, sau đó bên ngoài bị sung huyết, đỏ đau nhức. Căn cứ vào triệu chứng trên, Đông y gọi là ‘tý chứng’, Thiên Tý luận (Tô’ Vấn) viết: “Tà tại mạch thì huyết ngưng không thông”. Chủ yếu do huyết hư hàn ngưng, dương khí bất túc, vì vậy khí huyết không vận hành, không ôn dưỡng chân tay do đó thây ngón tay quyết lạnh, màu tím xanh, mạch trầm tế.
Trong bài dùng Đương quy, Xích thược hoạt huyết dưỡng huyết; Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn; Tang chi, Kê huyết đằng, Đan sâm, Địa long hoạt huyết thông lạc, giải trừ co rút; Phụ tử, Nhục quế, Hoàng kj7 ôn dương, bổ Thận, ích khí. Khỉ khí của Tỳ và Thận mạnh lên thì dương khí toàn thốn cũng vượng lên, bài thuôc này có thể thông đạt ra chân tay, huyết được thông, hàn tà bị giải trừ thì cấc triệu chứng sẽ hết. Bài này, lúc đầu uống dạng thuôc sắc, nếu bệnh tình ổn định, cớ thể dùng bài trên, tăng liều lên 2-3 lần, tán thành bột, mỗi ngày uôhg 3 lần, mỗi lần 2g để củng cố kết quả điều trị (Lý Kính Từ – tỉnh Thiểm Tây).