VI CẤU TRÚC VÀ SINH HÓA CỦA ĐĨA ĐỆM
Trong tổ chức đĩa đệm có nguyên bào sợi (fibroblaste), tế bào sụn và tế bào nguyên sông (chorda cell). Đĩa đệm có các chất:
- Nước: đĩa đệm người trẻ chứa 80 – 85% nưởc, nhân nhầy chứa nhiều nước hơn vòng sợi. Ó người lớn tuổi nhân nhầy mất nước dần, sự cách biệt về tỷ lệ nước giữa nhân nhầy và vòng sợi giảm theo tuổi tác.
- Mucopolysaccharid: là nhóm các chất có phân tử cao, có hai loại: dạng trung tính và dạng acid.
- Chất cơ bản của đĩa đệm: chủ yêu có glycoprotein và polysaccharid phân tử cao.
Những mucopolysaccharid phân tử cao có khả năng hút nưốc và tạo nên tính căng phồng, tính đàn hồi và độ nhầy của chất cơ bản.
- Collagen: chiếm 50% trọng lượng khô của đĩa đệm.
- Men: các men được coi như những chất xúc tác làm tăng nhanh quá trình chuyển hoá.
- Thành phần nguyên tố vi lượng trong đĩa đệm:
+ A. V. Avakian (1980) đã xác định được 15 nguyên tô’ vi lượng (calci, phospho, mangan, đồng, sắt, liti, kali, silic, crôm, magnesi, nhôm, thiếc, tronti, natri). Một sô’ nguyên tô’ vi lượng tăng theo tuổi (calci,phospho, mangan, đồng, sắt). Một sô’ giảm dần theo tuổi (liti, kali, silic, crôm, magnesi, nhôm, thiếc).
+ Đĩa đệm bệnh nhân hư xương sụn cột sông:
. Tăng đồng, nhôm, tronti, titan, silic, magnesi, mangan; giảm sắt, thiếc, crôm, phospho nhưng calci, kali, natri, liti hầu như không thay đổi.
. Thay đổi sự phân bô’ một sô’ nguyên tô’ vi lượng trong đĩa đệm bị thoái hoá: kali tăng ở nhân nhầy, giảm ở vòng sợi, còn kali thì ngược lại. Đồng tăng ở nhân nhầy, giảm ở vòng sợi, còn nhôm, silic, titan thì ngược lại.