Thế nào là bệnh trào ngược thực quản, dạ dày?

Bệnh trào ngược thực quản, dạ dày là chỉ những triệu chứng liên quan đến trào ngược, đã có những nguy cơ trào ngược thực quản, dạ dày kèm sinh bệnh khác, hoặc chất lượng cuộc sống cá thể có ảnh hưởng nghiêm trọng, mà triệu chứng của họ chắc chắn thuộc về trạng thái tốt.

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày gồm có viêm thực quản mang tính trào ngược, và viêm thực quản không phải do rữa nát. Viêm thực quản mang tính trào ngược, và viêm thực quản không phải do rữa nát căn cứ vào chứng viêm thực quản có hay không có mà phân chia. Khi soi dạ dày thấy thực quản bị viêm, gọi là viêm thực quản mang tính trào ngược, ở người bình thường cũng có thể xuất hiện trào ngược thực quản, dạ dày. Nhưng những vật trào ngược này sẽ được nhu động thực quản bình thường nhanh chóng đưa về lại dạ dày, không gây tổn thương niêm mạc thực quản. Chúng ta gọi đó là trào ngược mang tính sinh lý. Ở trạng thái bệnh lý, dạ dày bị trào đến thực quản, hoặc thức ăn chứa ở tá tràng quá nhiều, hoặc dừng ở trong thực quản quá lâu, ăn mòn niêm mạc thực quản, gây bệnh trào ngược thực quản, dạ dày.

bệnh trào ngược thực quản dạ dày
bệnh trào ngược thực quản dạ dày

Những nhân tố nào dễ gây ra bệnh trào ngược thực quản dạ dày?

Những nhân tố gây nên bệnh trào ngược thực quản dạ dày là:

  • Chỗ phồng nứt ở thực quản: Do mối quan hệ giải phẫu bình thường sinh ra chỗ phồng nứt phá hỏng phần nối giữa dạ dày và thực quản, gây ra cơ co bóp phía dưới thực quản chuyển dịch, dễ làm co bóp dưới thực quản trùng xuống, sinh ra trào ngược thực quản, dạ dày.
  • Chức năng làm việc của cơ co bóp đoạn dưới thực quản chưa tốt phần lớn thấy được ở người già. Đoán có thể liên quan đến gân bị trùng, tác dụng giữ cố định chỗ bị phồng nứt bị yếu, tính đàn hồi của tổ chức định vị liên kết bị giảm.
  • Nhân tố dạ dày: Chức năng vận động của dạ dày bình thường là tiền đề bảo đảm cho dạ dày bài tiết ra hết. Dạ dày bài tiết hết bị chậm đi, dẫn đến áp lực trong dạ dày tăng lên. Khi áp lực trong dạ dày vượt quá áp lực của cơ co bóp bên dưới thực quản thì sinh ra trào ngược thực quản dạ dày. Một số thức ăn như Chocolat, thực phẩm nhiều mỡ, rượu, cà phê v.v… làm giảm sức căng của cơ co bóp bên dưới thực quản, kích thích vị toan tiết ra, dẫn đến trào ngược.
  • Trào ngược thực quản dạ dày ở tá tràng: Những năm gần đây nghiên cứu phát hiện, phần lớn người viêm thực quản mang tính trào ngược, vừa thấy trào ngược axit lẫn cả kiềm, tức có sự trào ngược hỗn hợp. Tác dụng dịch tiêu hóa trong dạ dày làm tổn thương đến niêm mạc thực quản đã được chứng minh. Nhưng ý nghĩa trào ngược của vật chứa trong tá tràng, đối với viêm thực quản mang tính trào ngược vẫn chưa được rõ ràng. Từ tình hình đa số bị viêm thực quản cho thấy, trào ngược của axit và mật cùng tham gia, làm tổn thương niêm mạc thực quản. Muối của mật có thể gây tác dụng phá hỏng nặng đối với niêm mạc thực quản.
  • Buồn nôn và nôn lâu ngày, và sau khi say khướt, thường làm cho cửa van ở trạng thái mở, dịch vị chảy ngược vào thực quản, gây ra viêm thực quản.
  • Mang thai: Phần lớn ở thời kỳ mang thai, do áp lực trong bụng tăng, làm cho phồng nứt, có thể sinh bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Nhưng thời kỳ ở cữ sẽ được bình phục mà không cần chữa trị gì.
  • Mổ xẻ: Bất cứ phẫu thuật nào phá hỏng cơ co bóp đoạn dưới thực quản đều có thể gây ra trào ngược thực quản dạ dày và sinh bệnh.
  • Các nhân tố khác: Như thực quản bẩm sinh không tốt, hay thực quản bị ngắn, tổn thương hay ung thư sọ não, bệnh đái đường, thiếu máu ác tính, sưng ở cửa van thực quản, tĩnh mạch thực quản bị căng cong v.v… đều là nhân tố ảnh hưởng đến sức căng của cơ co bóp bên dưới thực quản, và đều sinh bệnh trào ngược thực quản dạ dày.

Việc gây ra bệnh trào ngược thực quản bao giờ cũng do nhiều nguyên tố ảnh hưởng lẫn nhau, làm tổn thương thực quản.

Thế nào là bệnh trào ngược thực quản dạ dày không mang tính rữa nát?

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày không mang tính rữa nát là chỉ người bị bệnh có triệu chứng trào ngược thực quản dạ dày liên tục. Thường trên 3 tháng nội soi không thấy có chứng cứ viêm thực quản. Những người bệnh này có triệu chứng “nóng tim”, Ợ chua, trào ngược điển hình. Nhưng biểu hiện lại là triệu chứng không điển hình. Như đau ở phía sau ngực, hen, ho, khó thở về ban đêm, viêm họng v.v… Triệu chứng không điển hình khó chẩn đoán, dễ bị bác sĩ bỏ qua. Tháng 9 năm 2003 trong cuộc họp chuyên để về bệnh trào ngược thực quản dạ dày triệu tập ở Singapor đã định nghĩa bệnh trào ngược thực quản dạ dày không mang tính rữa nát là: Do trào ngược thực quản dạ dày gây ra, có triệu chứng điển hình kể cả “nóng tim”, trào ngược axit, đau ngực, và cả biểu hiện bên ngoài thực quản (ho, khàn tiếng, hen v.v…). Nhưng soi đường tiêu hóa bên trên, kiểm tra không thấy niêm mạc thực quản bị phá hỏng.

Bệnh trào ngược thực quản dạ dày căn cứ vào triệu chứng viêm thực quản có hay không có để phân chia thành viêm thực quản mang tính trào ngược có triệu chứng viêm thực quản, và bệnh trào ngược thực quản dạ dày không phải rữa nát, không có triệu chứng viêm thực quản, còn được gọi là bệnh trào ngược thực quản dạ dày nội soi âm tính.

Theo truyền thống, quá trình phát triển của bệnh trào ngược thực quản dạ dày là từ bệnh trào ngược thực quản dạ dày không phải rữa nát, đến viêm thực quản rữa nát. Sau đó diễn biến đến Barrette thực quản, và ung thư tuyến thực quản. Gần đây có học giả nêu: Có thể gọi chung 3 loại bệnh tật độc lập nói trên là bệnh có liên quan đến bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Nguyên nhân là mỗi quá trình đều có cơ chế phát bệnh riêng đơn độc và phát bệnh song song, giữa nhau hầu như không liên quan gì. vả lại bệnh trào ngược thực quản dạ dày không phải rữa nát so với viêm thực quản rữa nát, phản ứng trị liệu có kém hơn, và cũng chẳng có chứng cứ nào ủng hộ bệnh trào ngược thực quản dạ dày không phải rữa nát sẽ dần dần phát triển thành viêm thực quản rữa nát. Barrette thực quản bao giờ cũng phát hiện từ kiểm tra nội soi lần đầu. Nó không liên hệ trực tiếp với viêm thực quản, và bệnh trào ngược thực quản dạ dày không phải rữa nát.

Chứng vướng nghẹn là như thế nào?

Chứng vương nghẹn là bệnh cảm thấy vướng, nghẹn ở cổ một cách không rõ ràng, dường như ở cổ cứ vướng cục gì đó, thấy hơi khó chịu, mà không ảnh hưởng đến ăn uống, tiêu hóa. Phần lớn trong chúng ta đôi lúc có cảm giác đó. Đối với phụ nữ tắt kinh thường hay thấy hơn. Nguyên nhân phát bệnh phần lớn là do nhân tố tinh thần, về tính chất có quan niệm cưỡng ép, và cũng có khi do tiêu hóa mang tính chức năng không tốt gây nên.

Cơ chế phát bệnh chính của nó là chức năng co bóp ở thực đạo, và yết hầu không làm việc nhịp nhàng. Biểu hiện lâm sàng, nuốt có vẻ khó khăn hơi đặc biệt. Người bệnh phải làm động tác nuốt để giảm nhẹ, vì thấy tắc ở cổ họng, có cảm giác như có đờm, hoặc như có cục gì vương vướng ở họng, không nhổ được, mà nuốt cũng chẳng trôi, khạc cũng không ra, nhưng không hề ảnh hưởng đến ăn uống. Triệu chứng lúc nặng lúc nhẹ, thậm chí lúc có lúc không. Khi tâm tình không thoải mái, ngồi yên một mình, thì có biểu hiện rõ. Khi tâm tình vui tươi, thoải mái, bệnh giảm đi, và có khi biến mất.

Người bị bệnh trào ngược thực quản dạ dày chú ý gì về ăn mặc, ngủ nghỉ?

Vị trí cơ thể của người bệnh trào ngược thực quản dạ dày là phải giữ cho thân người thẳng đứng sau khi ăn. Khi ngủ, giường kê cao phía đầu, hoặc thân trên được đệm cao. Kê cao đầu giường bằng gạch, hay gỗ cao độ 15-20cm. Nếu ngủ võng cũng có thể dùng tấm bọt xốp có hình cái nêm, kích thước cao 25cm, rộng 61cm, dài 75cm kê dưới vai. Làm như thế có thể nhờ trọng lực loại bỏ nhanh axit ở thực quản, làm giảm bớt thời gian niêm mạc thực quản nằm trong môi trường axit.

Không được mặc quần áo bó chặt. Không thắt lưng quá chặt, tránh dùng sức nâng vật nặng. Đặc biệt khi ăn cơm xong chớ làm động tác như cúi người cột dây giày. Tóm lại cố tránh các nhân tố làm cho bụng chịu áp lực cao. Vì khi áp lực bụng quá cao, dễ gây trào ngược thực quản dạ dày.

Bài trướcVi khuẩn HP và vai trò trong bệnh viêm dạ dày mãn tính
Bài tiếp theoPhân biệt giữa loét dạ dày với loét tá tràng

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.