Phân biệt giữa loét dạ dày với loét tá tràng

Trong loét do tiêu hóa, thường thấy nhất là loét dạ dày và loét tá tràng. Nhưng về mặt bệnh lưu hành, và cơ chế phát bệnh của hai loại bệnh này có những khác nhau. Trong những người bình thường, loét tá tràng thường thấy nhiều hơn là loét dạ dày. Tỷ lệ bị loét tá tràng trong lớp trẻ tương đối cao. Còn loét dạ dày thường thấy ở người già và trung niên. Tuổi gây bệnh cao nhất là 50 đến 60 tuổi. So với loét tá tràng, loét dạ dày ở tuổi cao muộn hơn khoảng 10 năm. Về triệu chứng lâm sàng, loét tá tràng cũng khác với loét dạ dày, như đau bụng từng cơn. Loét tá tràng thường đau giữa hai bữa ăn và khi ăn xong thì giảm đi, tức là bị đau đói. Loét dạ dày thường sau khi ăn xong khoảng một tiếng thì đau, sau 1, 2 tiếng lại giảm đi, đến bữa ăn sau, sau khi ăn xong lại phát đau trở lại, tức gọi là đau no. Đau có tính chất từng cơn của nó không điển hình như loét tá tràng.

Loét mang tính tiêu hóa có phải là bệnh truyền nhiễm không?

Từ năm 1983 Warren và Marshall phân ly và nuôi cấy khuẩn xoắn môn vị từ trong niêm mạc của người bị viêm dạ dày, và loét dạ dày tá tràng. Theo cùng tiến triển nghiên cứu từ cơ sở và lâm sàng, thì mọi người đã thay đổi rõ nhận thức về việc phát sinh và phát triển của loét dạ dày tá tràng. Tác dụng quan trọng của khuẩn xoắn môn vị trong phát bệnh loét dạ dày tá tràng đã được mọi người công nhận. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về bệnh lưu hành chứng minh: Hầu như tất cả bệnh loét dạ dày tá tràng, nhất là loét hành tá tràng đều có thể tìm thấy nhiễm khuẩn xoắn môn vị. Đồng thời ngày càng có nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh: Tái phát bệnh loét dạ dày tá tràng có liên quan đến khuẩn xoắn môn vị chưa trị được triệt để, hoặc tái nhiễm.

Con đường lan truyền chính xác khuẩn xoắn môn vị chưa xác định rõ. Căn cứ vào nghiên cứu hiện nay cho thấy, con người là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Con đường lan truyền duy nhất giữa người và người có thể là từ phân đến mồm, hoặc là từ mồm truyền đến mồm. Cũng có bài báo cho rằng: Nguồn nước có liên quan đến nhiễm khuẩn xoắn môn vị. Sự tiếp xúc thân mật giữa các thành viên trong gia đình phải chăng gây ra sự lan truyền của khuẩn xoắn môn vị, còn chưa có sự nhất trí. Nhưng nhiễm khuẩn xoắn môn vị rõ ràng là hiện tượng tụ tập gia đình.

Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng

Từ những tư liệu trên cho thấy, việc phát bệnh loét dạ dày tá tràng có liên quan mật thiết đến khuẩn xoắn môn vị. Cho nên có cách nói “không có khuẩn xoắn môn vị thì không bị loét”. Khuẩn xoắn môn vị lại có hiện tượng lan truyền lẫn nhau. Do đó học giả nêu: Loét dạ dày mang tính tiêu hóa là một loại bệnh truyền nhiễm.

Thế nào là loét dạ dày tá tràng với loại hình đặc biệt?

Nơi phát bệnh loét dạ dày tá tràng thường thấy chủ yếu ở dạ dày và hành tá tràng, vả lại phần lớn phát riêng lẻ và chiếm tuyệt đại đa số của loét dạ dày tá tràng. Vì thế chúng ta thường phân chia gọi là “loét dạ dày” hay “loét hành tá tràng”. Nhưng về lâm sàng, ngoài loét ở các phần nói trên ra, thì loét dạ dày tá tràng còn có thể phát ở chỗ khác của đường tiêu hóa, như “loét basvviste” phát sinh ở thực đạo, “loét khê thất Mike” phát sinh ở đoạn cuối của hồi tràng, “loét chỗ nối” phát sinh sau khi phẫu thuật ghép ruột và dạ dày, “loét phía sau hành tá tràng” phát sinh ở tá tràng sau hành tá tràng, loét phát sinh ở phần đặc biệt của dạ dày như “loét ông môn vị”, do biểu hiện lâm sàng của nó đặc biệt nên cũng liệt nó vào loét dạ dày tá tràng với loại hình đặc biệt. Còn căn cứ vào loét phát sinh ở giai đoạn tuổi tác đặc biệt, liệt loét dạ dày tá tràng của trẻ em và người già vào dạng loét với loại hình đặc biệt . Ngoài ra còn căn cứ vào hình dạng lớn nhỏ, số lượng loét dạ dày tá tràng có thể phân ra “loét chỗ nối dạ dày và tá tràng”, “loét đa phát”, “loét đối khẩu”, “loét lớn” và “loét cạn” v.v… Do biểu hiện về lâm sàng về chẩn đoán trị liệu của những vết loét đặc biệt này khác với loét dạ dày, loét hành tá tràng thông thường đều có tính đặc biệt riêng của nó. Cho nên gọi loại loét này là loét dạ dày tá tràng với những loại hình đặc biệt.

Đau loét dạ dày tá tràng điển hình có những đặc điểm gì?

a – Mang tính lâu dài: Do sau khi bị loét có thể chữa lành, nhưng mỗi lần chữa lành xong lại có thể tái phát, nên thường có đặc điểm bụng trên đau lâu dài, tái đi tái lại mãi. Bình quân quá trình phát bệnh từ 6 đến 7 năm, có người lâu đến 10 đến 20 năm, thậm chí còn dài hơn.

b – Có tính chu kỳ: Bụng trên đau mang tính chu kỳ và tái đi phát lại. Đó cũng là một trong những đặc trưng loét dạ dày tá tràng, nhất là loét tá tràng càng rõ hơn. Đau bụng trên và bụng giữa có thể mấy ngày, mấy tuần hoặc dài hơn, tiếp đến đỡ đi một thời gian lâu, sau đó lại tái phát, cứ như thế tái đi tái lại mãi, có thể đau cả năm, nhưng thường thấy vào thời tiết tương đốĩ lạnh cuối thu đầu đông.

c – Có tính từng cơn một: Đau từng cơn cũng là biểu hiện mang tính đặc trưng của bệnh loét. Nó liên quan nhất định đến ăn uống. Loét tá tràng đau khi đói. Loét dạ dày đau khi no.

d – Đau từng phần: Đau do loét tá tràng phần nhiều đau ở bụng trên, bụng giữa, hoặc bên trên rốn, hoặc lệch bên phải phía trên rốn, phạm vi đau chỉ ở một vùng có đường kính khoảng 2 đến 10cm. Vùng đau của loét dạ dày phần nhiều cũng ở trên và giữa bụng, nhưng hơi lệch về chỗ cao. Đường kính vùng đau to khoảng mấy phân, không bằng vùng đau của tá tràng. Đau do ở bên trong bụng, định vị không rõ lắm, nên chỗ đau chưa chắc đã phản ánh vị trí giải phẫu của chỗ loét.

đ – Tính chất đau: Phần lớn đau ê ẩm, đau rát hoặc đau đói, thường nhẹ có thể chịu được. Nếu đau kịch liệt lâu, chứng tỏ vết loét có thể đã bị thủng.

e – Nhân tố ảnh hưởng: Đau thường do các nhân tố như thần kinh bị kích thích, mệt mỏi quá, ăn uống

chán, do thuốc thang, thời tiết thay đổi v.v… mà dẫn đến, hoặc đau tăng. Có thể làm giảm đau, hoặc đỡ đau đi bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, lấy tay xoa bóp chỗ đau, nôn v.v…

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.