Có những chứng cứ thích hợp nào loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP?
Chúng ta biết Vi khuẩn HP có liên quan đến nhiều loại bệnh tật về ruột, dạ dày. Chia loại trừ tận gốc Vi khuẩn HP thành 4 loại là: cần phải, ủng hộ, không ủng hộ, và không xác định rõ.
- Cần phải loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP. Loét dạ dày tá tràng (loét dạ dày, tá tràng, bất luận loét hoạt động hay dừng, có phát các bệnh khác không, chảy máu, có bệnh sử tổn thương dạ dày, đều là triệu chứng loại bỏ tận gốc) tổ chức limpha liên quan đến niêm mạc dạ dày (MALT), ung thư limpha và sau phẫu thuật ung thư dạ dày thời kỳ đầu cần phải loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP.
- ủng hộ loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP. Viêm dạ dày kèm các chứng khác thường rõ ràng (niêm mạc dạ dày rữa nát, co thắt vừa và nặng, dị sản độ vừa và nặng, loạn sản không điển hình), có kế hoạch sử dụng thuốc lâu dài hay đang sử dụng thuốc chống viêm không phải thể steron (NSAID) và lịch sử gia tộc có ung thư dạ dày ủng hộ loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP.
- Không ủng hộ loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP. Phòng ung thư dạ dày cá nhân không có nhân tố nguy hiểm, hy vọng có thể chữa trị được không cần thiết loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP.
- Không xác định rõ. Tiêu hóa mang tính chức năng không tốt (FD) và bị bệnh ngoài dạ dày và tá tràng. Xác định chưa rõ ràng là chỉ trước mắt chưa xác định được rõ như quan hệ Vi khuẩn HP và FD.
Thế nào là điều trị loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP?
Người nhiễm Vi khuẩn HP chọn phương án lý tưởng loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP, sau đó ngừng thuốc trên 1 tháng tiến hành kiểm tra lại, nếu thấy âm tính, được xem là loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP. Tiêu chuẩn loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP là:
- Lấy trên 2 mẫu ở chỗ thân và hốc dạ dày. Làm thí nghiệm men niệu tố ở mọi chỗ nhiễm sắc ở mẫu cắt là âm tính.
- Loại bỏ ảnh hưởng dạ dày chảy máu, thí nghiệm hô hấp niệu tố là âm tính.
- Huyết thanh chuyển từ dương tính sang âm tính.
Phù hợp với một trong ba mục đích trên được xem là loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP.
Người âm tính với Vi khuẩn HP có cần thiết phải loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP không?
Có cần thiết phải loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP với mọi người bị nhiễm? Câu trả lời là không cần thiết. Bởi:
- Kết quả nhiễm Vi khuẩn HP có sự khác biệt rất xa. Vi khuẩn HP gây bệnh có quan hệ mật thiết đến độc tố tê bào bọt rỗng Vi khuẩn HP (vacuolating cytotoxin, vacA) và protein liên quan đến độc tố tế bào (cytotoxinassociater protein CagA). Chỉ có 50% đến 60% Vi khuẩn HP chứng tỏ protein VacA, chỉ có 60% Vi khuẩn HP chứng tỏ protein CagA. Hầu như tất cả CagA+ khuẩn đều chứng tỏ protein VacA. Đã có tài liệu chứng minh VacA và CagA có liên quan mật thiết sinh ra bệnh tật ở niêm mạc dạ dày nghiêm trọng như loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày v.v… Tức chỉ có nhiễm Vi khuẩn HP sinh ra độc, mới có thể mang tính gây bệnh, không nhiễm Vi khuẩn HP thì không gây bệnh.
- Vi khuẩn HP nhiễm ở khắp nơi, xâm nhập vào số người bình thường đến 40%-60%. Phần lớn những người bị nhiễm không có triệu chứng gì.
- Loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP khó. Đa số những người dùng thuốc, chắc chắn có lạm dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh dùng trong phương án còn có thể sinh phản ứng không tốt.
- Mối quan hệ Vi khuẩn HP với tiêu hóa mang tính chức năng không tốt (FD), chưa có luận chứng xác định, còn cần phải nghiên cứu sâu thêm. Các văn bản trên thế giới nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiễm Vi khuẩn HP và tiêu hóa mang tính chức năng không tốt, ý kiến ủng hộ và phản đối đều ngang nhau. Các chuyên gia đều đặt câu hỏi về tác dụng của Vi khuẩn HP trong việc sinh ra ung thư dạ dày. Tỷ lệ nhiễm Vi khuẩn HP ở một số quốc gia và khu vực như Châu Phi, Viễn Đông và Đông Nam Á cũng tương đối cao. Nhưng tỷ lệ bị ung thư lại thấp. Từ đó cho thấy ung thư dạ dày là do nhiều nhân tố, chứ không chỉ là kết quả nhiễm Vi khuẩn HP.
Tóm lại, loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP đòi hỏi người nhiễm Vi khuẩn HP phải tuân thủ ý kiến chủ đạo của các chuyên gia, cần nghiêm chỉnh nắm vững những chứng minh thích hợp.
Người dương tính với vi khuẩn HP, vết loét lành rồi, cũng phải loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP chứ?
Mọi người đều biết, vi khuẩn HP có liên quan mật thiết đến phát sinh bệnh loét. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP của người loét tá tràng là 95%-100%. Người bị loét dạ dày cũng đến 85%-90%. Hiện nay đã rõ, loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP có thể thúc đẩy vết loét chóng lành, hạ thấp được tỷ lệ tái loét, và tỷ lệ phát bệnh.
Vết loét sau khi lành bị tái phát nhiều lần đã là đặc điểm chính của lịch sử tự nhiên của loét dạ dày tá tràng. vết loét được điều trị làm bằng chất chống thiếu H2 của cơ thể, hoặc chất ức chế bơm proton, sau khi dừng thuốc, tỷ lệ tái phát năm của loét là 50%-80%, của loét dạ dày hơi thấp hơn loét tá tràng. Trước đây có câu nói “một khi đã loét thì loét suốt đời”, đã nói lên đặc điểm dễ tái phát của loét. Điều trị loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP không những thúc đẩy loét chóng lành, mà điều nổi bật hơn là loại bỏ vi khuẩn HP có thể hạ thấp rõ ràng tỷ lệ tái phát loét dạ dày và loét tá tràng. Có báo cáo bỏ tận gốc vi khuẩn HP sẽ hạ thấp tỷ lệ tái phát loét rất nhiều. Nhiều tư liệu chứng tỏ, tỷ lệ tái phát loét năm sau khi đã loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP có thể hạ thấp xuống dưới 5%. Trong một số báo cáo nghiên cứu, có nơi tỷ lệ tái phát cao có thể do vi khuẩn HP chưa loại bỏ thật sự tận gốc, và liên quan đến những nhân tố tái nhiễm vi khuẩn HP, hoặc nhân tố’ không phải do vi khuẩn HP. Thường thì mọi người cho rằng, nếu người bệnh không tái nhiễm vi khuẩn HP, có thể giữ không tái phát loét trong vòng 5 năm, hoặc lâu hơn.
Do đó sau khi loét dạ dày tá tràng đã lành, để đề phòng tái phát loét, người dương tính với vi khuẩn HP vẫn cần phải loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP.
Sau khi loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP vẫn tái phát loét dạ dày tá tràng, vậy làm thế nào?
Trước hết phải xác định xem Vi khuẩn HP đã thật sự loại bỏ tận gốc chưa, hoặc có tái phát Vi khuẩn HP, hay tái nhiễm không. Nếu thấy Vi khuẩn HP lại chuyển dương tính, phải điều trị thêm nữa để loại triệt để Vi khuẩn HP.
Nếu trên lâm sàng đã xác định Vi khuẩn HP loại bỏ được tận gốc, và loét dạ dày tá tràng vẫn tái phát, lúc đó phải chịu khó tìm cho được nguyên nhân khác đã gây tái phát loét dạ dày tá tràng. Trong đó điều thường gặp là do thuốc gây ra. Sau khi dừng loại thuốc đó, vết loét lành, không thấy tái phát lại. Nếu do pepsin dạ dày, hay các bệnh kèm theo khác như bệnh sưng phổi mãn tính, xơ gan v.v… gây ra, sau khi tích cực điều trị bệnh liên quan, có thể làm cho loét không tái phát nữa. Nếu không tìm ra được nguyên nhân nào khác thì phải dặn người bệnh cố gắng tránh những nhân tố có thể gây ra tái phát loét dạ dày tá tràng trong sinh hoạt. Nếu hàng năm vẫn nhiều lần tái phát, hoặc khi tái phát có kèm các triệu chứng như chảy máu nhiều v.v…, thì phải điều trị thuốc lâu dài. Nếu tái phát đột ngột chẳng kèm theo chứng bệnh gì nghiêm trọng, tuổi dưới 60, thì có thể điều trị thuốc giãn cách, hoặc tự điều trị không chế triệu chứng. Nếu phát bệnh theo tiết mùa, thì uống thuốc chống loét vào những tiết mùa hay phát bệnh.
Loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP có phòng được ung thư dạ dày không?
Phát sinh ung thư dạ dày là cả quá trình của nhiều nhân tố, và qua nhiều giai đoạn. Vi khuẩn HP là một trong những nhân tố quan trọng. Loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP có thể giảm nguy cơ sinh ra ung thư’ dạ dày. Nhưng không thể đề phòng hoàn toàn bệnh ung thư dạ dày.