Trong miệng có Vi khuẩn HP không?
Trả lời là chắc chắn có. Rất nhiều báo cáo nghiên cứu nói lấy và nuôi cấy được Vi khuẩn HP từ trong nước bọt hoặc bựa răng. Như thế trong miệng lấy từ đâu ra? Qua phân tích nội tiết men mang tính hạn chế, thì Vi khuẩn HP trong miệng người bệnh giống với Vi khuẩn HP trong dạ dày của họ. Từ đó nói lên Vi khuẩn HP trong miệng là từ trong dạ dày ra. Nếu thế Vi khuẩn HP có ở bề mặt biểu mô làm thế nào để đến được miệng? Tế bào niêm mạc dạ dày luôn đổi mới, Vi khuẩn HP theo tế bào biểu mô đổi mới luôn luôn rơi vào trong dạ dày. Khi trào ngược thực quản dạ dày mang tính sinh lý và bệnh lý, Vi khuẩn HP đổi mới chui vào miệng. Vi khuẩn HP trong miệng ký gửi tạm thời hay lâu dài đang còn tranh luận. Đa số học giả cho rằng Vi khuẩn HP trong miệng là khuẩn qua đường tạm thời ký gửi ở miệng. Cũng có học giả cho rằng miệng là nguồn chứa Vi khuẩn HP.
Khi loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP, thì Vi khuẩn HP trong miệng cũng phải tiêu diệt hết.
Làm thế nào ngăn ngừa Vi khuẩn HP lan truyền trong nhân dân?
- Đề nghị nên chia khẩu phần ăn. Có thể cùng ăn một mâm thức ăn, nhưng chia phần rồi hãy ăn.
- Tăng cường khử độc dụng cụ ăn.
- Thay đổi, loại bỏ tập quán xấu, như mẹ mớm cơm cho con.
- Loại bỏ và vệ sinh sạch sẽ kịp thời những vật trẻ con nôn ra. Tăng cường quản lý vệ sinh và giáo dục các cháu sinh hoạt tập thể.
- Tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, phân, tiểu tiện.
- Dụng cụ lấy mẫu và nội soi sau khi kiểm tra người bệnh xong phải rửa sạch qua nước máy. Sau đó ngâm trong acetaldehyde glutaric đê thanh trừ triệt để Vi khuẩn HP, cắt đứt nguồn Vi khuẩn HP lan truyền.
Người bị nhiễm Vi khuẩn HP có đặc điểm gì?
Tỷ lệ người già bị nhiễm Vi khuẩn HP (khuẩn xoắn môn vị) trên 60% là tỷ lệ cao nhất. Phương án loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP cơ bản giống với người trẻ. Người già có cuộc sống từng trải lâu thường do bị nhiễm các bệnh khác mà uống các loại nidazon gốc nitrat và các loại kháng sinh đời mới như clarithromycin, amoxicilin v.v…, nhưng không đủ để giết hết Vi khuẩn HP trong dạ dày của họ. Ngược lại làm cho Vi khuẩn HP nhờn các loại kháng sinh này. Do đó tỷ lệ Vi khuẩn HP này nhờn các loại kháng sinh này rất cao. Giống thế tỷ lệ loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP trong số những người già giảm xuống 5%-10%. Nghiên cứu cũng đã chứng minh lượng axit tiết ra trong dạ dày người già thấp hơn người trung niên và thanh niên. Độ axit (trị pH) trong dạ dày ngang với trung niên và thanh niên. Do đó loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP của người già cũng phải dùng chất ức chế bơm proton (PPT), lượng không được giảm, lượng thích hợp là 40mg omerazon trên ngày. Người già uống thuốc cẩn thận, chịu tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Nhưng do uống nhiều loại thuốc nên khi uống thuốc chống Vi khuẩn HP phải phân ra không được uống chung với các loại thuốc khác.
Người già, nhất là người cao tuổi, chức năng gan, thận ở trạng thái cận kề mép lề, năng lực thay bù kém, tính hay nhờn thuốc, tỷ lệ sinh phản ứng không tốt cao hơn trung niên và thanh niên, mà phản ứng không tốt lại nặng hơn trung niên và thanh niên. Nên thận trọng sử dụng các loại thuốc có hại nhất định đến chức năng gan, thận. Tìm hiểu chức năng gan, thận trước khi dùng thuốc là cần thiết. Khi cần sử dụng là cần theo dõi giám sát. Tóm lại muốn loại bỏ tận gốc Vi khuẩn HP cho người già, một là nắm vững chặt chẽ loại thích ứng, hai là phải cố chọn dùng phương án ngắn ngày, lượng thuốc dùng ít, gây phản ứng không tốt ít và Vi khuẩn HP không nhờn thuốc.
Nhân tố nào dẫn đến nhiễm Vi khuẩn HP lại?
Nhân tố dẫn đến nhiễm Vi khuẩn HP lại bao gồm:
Người bệnh dễ nhiễm Vi khuẩn HP. Tính dễ nhiễm liên quan đến tuổi tác. Như tính dễ nhiễm của trẻ em tương đối mạnh, tỷ lệ tái nhiễm cao đến 13,5%. Điều này có thể liên quan đến hệ thống miễn dịch chưa thành thục. Tính dễ nhiễm có liên quan đến di truyền. Có người dễ nhiễm Vi khuẩn HP, nhưng có người khó nhiễm Vi khuẩn HP. Người bệnh đã nhiễm khuẩn xoắn môn vị mà được loại bỏ tận gốc, đại biểu cho số người dễ nhiễm. Do đó, một khi có Vi khuẩn HP thì dễ bị tái nhiễm.
Cơ hội tiếp xúc lại với Vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP được loại bỏ tận gốc rồi vẫn còn nhiều cơ hội để tiếp xúc lại với Vi khuẩn HP. Việc hôn nhau ở các quốc gia Âu Mỹ, các nước đang phát triển thì chỗ ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, ô nhiễm thức ăn, thói quen vệ sinh không tốt đều tăng cơ hội tiếp xúc với Vi khuẩn HP. Ngoài ra dụng cụ soi của nha khoa cũng là con đường để tái nhiễm. Tính dễ nhiễm khó thay đổi. Tính tái nhiễm duy nhất chỉ có thể làm làm giảm đi cơ hội tiếp xúc lại Vi khuẩn HP. Cho dù như thế, nhưng tỷ lệ tái nhiễm ở tuổi thanh niên thường không quá 5%.