Đông Y chữa đau Dạ Dày do co thắt Tâm vị
Biện chứng Đông y:
Khí trệ huyết ứ, đờm huyết ngưng kết, Can VỊ không hoà.
Cách trị:
Bình Can hoà VỊ, hoạt huyết hoá đờm.
Đơn thuốc:
Gia vị hoà vị chỉ kinh thang.
Bài thuốc:
Linh ngoã lăng 30g, Đao đậu tử 30g, Xích thược 30g, Bạch thược 30g, Đương quy 12g, Mộc qua 12g, Ngẫu tiết 12g, Tuyền phúc hoa 10g (gói lại mà sắc), Đại giả thạch 10g (gói lại mà sắc), Hạnh nhân 10g, Quất hồng 10g, Hồng hoa 10g, Hương phụ 10g, Mai khôi hoa 10g, Sa nhân 4,5g, Sinh khương 4,5g. sắc uống, mỗi ngày một thang.
Hiệu quả lâm sàng:
Lý XX, nữ, 24 tuổi, đến khám ngày 27/9/1964. Cách đây 4 năm bệnh nhân thấy dạ dày đau tức, không ăn được mà ợ tắc, bệnh viện khám chẩn đoán là co thắt tâm vị, đề nghị giải phẫu, bệnh nhân không đồng ý, xin chữa Đông y. Bệnh nhân ăn vào thì nghẹt, vùng thượng vị khó chịu, ăn vào là nghẹn nặng thêm, ăn lỏng thì được. Thường ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, mửa và đau từng cơn, thời gian ngắn thì tự hết đau, tiếp theo là bụng trên căng đầy khó chịu. Đại tiện khô, tiểu tiện dễ dàng, thấy kinh sớm. Đã có tiền sử đau dạ dày. Chụp X quang cản quang sunfat bari thấy đoạn cuối thực quản vùng tâm vị hẹp rõ ràng, bờ thô ở trên chỗ hẹp. Vì bari không qua được nên có hình ảnh rộng hẹp không đều. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trầm Huyền.
Đó là do khí trệ huyết ứ, đờm huyết ứ kết, Can Vị bất hoà. Điều trị bằng phép bình Cap hoà Vị, hoạt huyết hoá đờm. Dùng Gia vị hoà vị chỉ kinh thang. Ngày 3/10 khám lại : Sau khi uống 8 thang cảm thấy ăn uống đỡ nghẹn ứ, ợ hơi, nuốt chua, buồn nôn, nôn mửa đều có giảm. Vẫn dùng bài trên, bỏ Hồng hoa, Mai khôi hoa, thêm Kê nội kim 15g, Đảng sâm 10g, Tiêu bạch truật 10g, Bán hạ 10g, Xuyên liên thán 3g, dặn tiếp tục uống như vậy thêm 10 thang nữa, cảm thấy các chứng trạng không rõ nữa, ăn uống, đại tiểu tiện như người bình thường. Ngày 3/4/1965, bệnh viện đó chụp X quang có chất cản quang thấy : Đoạn cuối thực quản vùng tâm vị đã rộng ra rõ ràng, bờ nhẵn, đoạn trên không thấy hình rộng hẹp không đều do barit không qua chỗ tâm vị.
Nhận xét:
Chứng bệnh này theo Đông y, căn cứ vào thể hiện trên lâm sàng thì thuộc phạm trù ‘ế cách’. Cái gọi là ‘ế’ tức là nuốt khó, nghẹn cứng, bệnh lúc mới đầu còn nhẹ, đến thời kỳ sau, gọi là ‘cách’, tức là giai đoạn bệnh nặng. Như vậy ‘ế cách’ bao hàm các chẩn đoán của y học hiện đại, từ ‘co thắt cơ hoành’ cho đến ‘ung thư ác tính đường tiêu hoá’, ‘ung thư dạ dày’ v.v… ‘ế cách’ có liên quan đến đờm, ngựời xưa đã nêu rõ các chứng ‘ế cách’ đều là do thấp đờm, huyết chết, làm tắc miếng dạ dày, dương kết ở trên, âm đọng ở dưới. Khi điều trị loại bệnh khó khăn nghi nan đó thường phải chú trọng trị đờm. Nhất là gặp người khí trệ huyết ứ, tức là đờm huyết cùng ngưng kết, khú trú ở’ thượng tiếu, nhẹ thì lấm tắc không thông, nặng thì tụ mà thành khối.
Khi dùng thuốc phải cho Hạnh nhân, Quất hồng, Qua lâu, Tuyền phúc hoa, Bán hạ là chủ yếu. Có kết khôi thì thêm Sinh mẫu lệ, Sơn từ cô là các vị hoá ứ, nhuyễn kiên. Ngoài ra Hạnh nhân, Quất hồng phôi ngũ với nhau có tác dụng lý khí hoá đờm, nhuận trường, khai vị. Trên thực tiễn đã thấy Đậu đao tử, Ngoã lăng tử chẳng những có tác dụng hoà Vị, chế toan, mà còn có tác dụng làm giãn cơ trơn đường tiêu hoá, cùng phôi hợp với các thuốc giáng nghịch hoà Vị, hành khí hoá đờm, đốì với các chứng nghẹn ứ thức ăn, trào nghịch khó xuống, có hiệu quả nhất định (Quan Âu Ba – Bắc Kinh).