ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM THUỐC NAM MIỀN NÚI

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

1- Bài thuốc của mế Hà Thị Chấn xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.

Lịch sử bài thuốc : Do mế Chấn tự nghiên cứu và đã chữa được nhiều người khỏi. Công thức: 1. Lá và dây xi măng (dây giun).

  1. Lá và dây da cầm. Cách chế, cách dùng : Mỗi thứ 6 nắm tay mang về rửa sạch, thái nhỏ, phơi nắng, nấu uống thay nước hàng ngày.

Kiêng cự : Không ăn cá chép, măng, trâu trắng, bò đen, thịt chó, mắm tôm, ớt, mẻ.

Kết quả bài thuốc : Đã chữa khỏi 6 người, trong đó có anh Lò Văn Thắng ở xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu. Lúc 25 tuổi đã đau đến 2 năm, đôi chữa nhiều nơi cả thuốc tây không khỏi, về uống thuốc của Tế 3 thang trong 6 ngày là khỏi hẳn, sau đó đi bộ đội.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: CÂY DẠ CẨM

BÌNH LUẬN

Da cầm vị ngọt, hơi đắng, tính bình, thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống (làm dịu cơn đau), tiêu viêm. Từ chỗ thấy kinh nghiệm dân tộc ở Việt Bắc dùng dạ cầm chữa viêm loét ở lưỡi rất tốt (do đó dạ cẩm còn có tên là cây loét mồm) nên ngành y tế Lạng Sơn có áp dụng dạ câm vào điều trị viêm loét dạ dày và phổ biến dùng rộng rãi trong nước trong thập kỷ 1960. Cây dạ cẩm có nhiều thứ, thường dùng thứ cây lá, nhiều lông. Cây xi măng (còn gọi là cây giun hay sử quân) thường được người ta lấy nhân của quả và rễ cây để chữa trẻ cm cam tích, bụng ỏng da vàng có giun, đau bụng, kém ăn. Nhân của quả sử quân vị ngọt, béo, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, sát trùng. Mế Hà Thị Chấn cống hiến bài thuốc này vào giữa năm 1968 cũng là thời gian cây dự cẩm đang được thịnh hành trong chữa viêm loét dạ dày tá tràng (ty y tế Lạng Sơn chế biến thành cao dạ cẩm từ 1962, khoa dược liệu trường đại học được khoa Việt Nam chế thành cao mềm da cấm từ năm 1967). Vì vậy mế Chấn dùng lá và cây dạ câm cùng với lá và dây xi măng (dây giun) chữa khỏi được 6 người đau dạ dày là có thể tin được. Duy về cây xi măng (tức cây giun) thì mế Chấn chỉ phổ biến dùng lá và dùng dây thôi, có thể để tránh bớt phó tác dụng của việc dùng hạt xi măng (tức sự quân tử) ở liều cao dễ gây ra nấc, hoa mắt. nôn mửa, đau bụng.

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: CÂY SỬ QUÂN TỬ

Theo:”Kinh nghiệm bí truyền của các ông Lang, bà Mế” L.Y Nguyễn Thiên Quyến-Bs Lê Nguyên Khánh.

Bài trướcĐÔNG Y CHỮA BỆNH NAM KHOA: DƯƠNG BỆNH
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA ÔNG LANG BÀ MẾ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.