ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA ÔNG LANG BÀ MẾ
Bài thuốc của cụ Bùi Văn Long, lương y bệnh viện huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình cống hiến.
Lịch sử bài thuốc : Bài này do cụ Long trích trong cuốn “Hành gian trần nhu” của đại y công Hải Thượng Lãn Ông
Công thức, cách chế :
- Hương phụ : (củ gấu) phơi khô bỏ vào cối, giã cho hết vỏ đen, rồi lấy toàn củ 3 lạng, tấm bằng dấm mẻ một đêm rang vàng, tán thành bột, rây để riêng.
- Lương khương : (củ riềng) thái mỏng, phơi khô rồi sao rượu 7 lần, tán thành bột, rây để riêng (3 lạng).
Nếu bệnh hàn thì hưởng phụ 1 phần, lượng khương 2 phần; nếu bệnh nhiệt thì hương phụ 2 phần, riềng 1 phần. Hai thứ trộn lẫn mà uống, mỗi lần uống cả hai thứ là năm đồnCách uống : Mỗi ngày 2 lần : uống vào 8 giờ sáng và 4 giờ chiều uống với nước nóng vừa. g cân.
Kiêng kỵ: Những đồ cứng rắn. Nên ăn cháo thường xuyên.
Kết quả : Đã chữa khỏi 1 đồng chí bộ đội tên là Nguyên Văn Vượng trước ở hợp tác xã khai hoang ở xã Quy Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.
BÌNH LUẬN
Đây là một cách vận dụng bài thuốc xưa của cụ Bùi Văn Long. Để tiện tham khảo, chúng tôi xin ghi lại toàn bộ lời của Lãn Ông về bài thuốc này ghi trong chương : “Khí thống” thuộc cuốn : “Hànhgiản trần nhu” của Lãn Ông ở mục: “Tâm tỳ thống” như sau : “Phàm người nào mà ở chỗ thít mềm trước ngực có một điểm đau, phần nhiều bởi khí và hàn hoặc đau suốt đời hoặc mẹ truyền cho con, tục gọi tâm khí thống là không đúng, đó là cuống dạ dày bị trệ, duy chỉ có bài độc bộ tán này là chữa rất hay. Hương phụ tâm dấm, sao qua tán thành bột. Củ riềng ấm rửa rượu và sao 7 lần tán thành bột. Đau vì hàn thì lấy riêng ấni 2 động cân, hướng phụ 1 đồng cân. Đau vì khí thì hướng phụ 2 động cân, riêng 1 đồng cân. Đau vừa bởi khí và bởi hàn lẫn lộn thì hai vị đều nhau, lây nước cơm cho vào nước gừng và một tí muối hòa lẫn uống 7, 8 lần khỏi hắn” (Xem bản dịch “Hành giản trần nhu” của Lãn Ông do Nhà xuất bản y học xuất bản – chương “khí thông” – Trang 93). Công thức bài thuốc gồm 2 vị chữa đau dạ dày ở trường hợp cuống dạ dày bị ngưng trệ như Lãn Ông nói, nhưng liều lượng lại dùng trái ngược nhau giữa thể đau vì hàn và thể đau về khí là vì sao vậy ? | Riềng ấm (còn gọi là cao lương khương vị cay, mùi thơm, tính rất ấm, làm cho ấm bụng, trị bụng lạnh đau, tiêu thực nên ở trường hợp đau do vì hàn ngưng trệ thì dùng lượng khương hai
phần mà hương phụ 1 phân. Hương phụ còn gọi là củ gấu vị củy, hơi đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng điều “khí”, giải uất, thông kinh nện ở trường hợp đau do vì “khí” ngưng trệ thì cần dùng liều lượng hưởng phụ gấp đôi liều lượng riêng âm”. Cũng vì vậy mà Lãn Ông còn hướng dẫn cho chúng ta là dùng liều lượng của 2 vị thuốc ấy ngang nhau, nếu gặp trường hợp đau vừa bởi khí và bởi hàn lẫn lộn. Về liều lượng 2 vị thuốc dùng mỗi lần thì cụ Bùi Văn Long Có cho dùng nhiều hơn Lãn Ông xưa kia, cái đó cũng tùy theo từng trường hợp đau nhiều hoặc đau ít mà sử dụng mỗi lần 3 đống cân hay 5 động cân cả 2 thứ hoặc trên dưới 5 động cân cũng được (mỗi động cân tương đương với 4 g) và nghiên cứu để chữa cho một.
Theo:”Kinh nghiệm bí truyền của các ông Lang, bà Mế” của L.Y Nguyễn Thiên Quyến-Bs Lê Nguyên Khánh.