Viêm dạ dày mãn tính là một bệnh mãn tính, không đặc hiệu, do viêm hoặc do co thắt niêm mạc dạ dày vì tác nhân gây bệnh thường xâm nhập mà sinh ra, là loại bệnh dạ dày thường thấy. Do triệu chứng viêm dạ dày mãn tính kéo dài, không điển hình kèm quá sản trong viêm dạ dày mãn tính có khuynh hướng biến thành ung thư. Do đó tích cực đề phòng viêm dạ dày mãn tính có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm chi phí điều trị. Đề phòng viêm dạ dày mãn tính có thể chú trọng những mặt dưới đây:

a- Chú ý vệ sinh.- Tích cực điều trị miệng họng bị nhiễm. Không được nuốt dòm, nước mũi v.v… do khuẩn tiết ra trong dạ dày, gây ra viêm dạ dày mãn tính. Nhiễm khuẩn xoắn vị môn là một trong những nguyên nhân gây ra loét, viêm dạ dày mãn tính, gây ung thư. Nó có thể truyền nhiễm qua dụng cụ ăn uống, đồ đánh răng v.v… Do đó giữ vệ sinh, không được dùng lẫn lộn dụng cụ ăn, đồ đánh răng của người khác để phòng nhiễm khuẩn xoắn vị môn, có thể đề phòng được viêm dạ dày mãn tính.

Viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính

b- Giữ cho tinh thần vui tươi: Tinh thần bị ức chế hay quá căng thẳng và mệt mỏi dễ làm cho chức năng của cơ co bóp môn vị bị rối loạn, trào ngược mật, mà sinh viêm dạ dày mãn tính. Thần kinh lo lắng, căng thẳng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh thực vật qua lớp vỏ đại não, làm cho chức năng ruột, dạ dày rối loạn, mao quản của niêm mạc dạ dày bị thu hẹp lại, vị toan và men albumin dạ dày tiết ra quá nhiều sẽ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính phát sinh. Mặt khác, mệt nhọc quá mức cũng làm cho việc cung cấp máu đến dạ dày bị thiếu, việc bài tiết của niêm mạc dạ dày không đều đặn nhịp nhàng cũng sẽ dẫn đến nhiều loại bệnh dạ dày phát sinh.

c – Dùng thận trọng và không dùng những loại thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày: Như các loại thuốc aspirin, loại cổ axit salicylic, loại thuốc tiêu viêm, các chất kích thích, loại có axit sulfamit v.v… Lạm dụng loại thuốc này lâu dài sẽ làm cho niêm mạc bị tổn thương. Từ đó sinh ra viêm và loét dạ dày mãn tính.

d – Cai thuốc, kiêng rượu: Thành phần có hại trong thuốc lá có thể thúc đẩy dạ dày bài tiết nhiều,gây tác dụng kích thích có hại đến niêm mạc dạ dày. Hút thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến trào ngược mật. Uống rượu quá nhiều, hoặc thường xuyên uống rượu mạnh làm cho niêm mạc dạ dày sung huyết, phù nề, thậm chí rữa nát, tỷ lệ viêm dạ dày mãn tính tăng rõ rệt. Thường xuyên uống rượu làm tổn thương gan, lách, dẫn đến gan xơ cứng, viêm tuyến tụy mang tính cồn. Ngược lại những tổn thương này sẽ làm tổn thương dạ dày.

đ – Những thức ăn quả chua, quả cay, sống, nguội lạnh, khó tiêu hóa cần hết sức tránh. Khi ăn uống phải nhai nhỏ, nuốt chậm làm cho thức ăn được hòa trộn với nước bọt, có lợi cho tiêu hóa và làm giảm kích thích của dạ dày. Ăn uống phải có điều độ, đúng giờ, và có định lượng, thường ăn các loại thức ăn nhiều vitamin A, B, c, và phong phú dinh dưỡng. Tránh uống các loại nước uống mang tính kích thích như trà đặc, cà phê đặc. Trà đặc và cà phê đều là những chất gây hưng phấn trung khu thần kinh, có thể qua phản xạ thần kinh và trực tiếp ảnh hưởng, làm cho niêm mạc dạ dày chảy máu, chức năng bài tiết không được điều hòa, phá hỏng lớp bảo vệ niêm mạc, gây nên viêm dạ dày mãn tính, thậm chí còn sinh loét.

e – Ăn uống phải điều độ: Ăn uống no, đói, không đều đặn. Khi đói dạ dày trống rỗng, vị toan và men albumin dạ dày do niêm mạc dạ dày bài tiết ra, là một loại kích thích không tốt đối với thành dạ dày. Ăn nhiều, uống nhiều sẽ làm cho thành dạ dày to căng quá mức, thức ăn dừng lâu trong dạ dày, đều tạo ra những tổn thương lớn đối với dạ dày. Mặt khác, nhai nhỏ, nuốt chậm có cơ hội cho tiêu hóa thức ăn. Khi nhai nhỏ, nuốt chậm nước bọt tiết ra nhiều, có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi ăn nuốt chửng như nuốt cháo, thức ăn chưa được nhai kỹ, tức làm tăng sức chịu đựng của dạ dày và ruột.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.