ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: TRƯỚNG-ĐÀM THẠCH-HÀ
BỆNH-NGUYÊN
1- Hàn khi nhiễm vào phía ngoài ruội, áp bức Vệ-khi, thành ra khi mạch không thông phản ở chỗ bẻ mà sinh ra chứng Hà, ác-khi bốc lên, thịt thừa sinh ra, thế là thành bệnh Trướng-đàm.
2- Hàn-khi nhiễm vào cửa tử-cung : tử-môn bế tắc khí không thông được, máu xấu đáng lẽ phải ra thì không ra được, lưu-ứ lại một ngày một to ra, thành bệnh Thạch Hà.
BỆNH-TRẠNG
1- Bệnh Trưởng-đàm khởi đầu to như cái trứng gà, dần dần lớn lên, coi như người có mang. Ấn vào thì rắn, đây đi thì chuyển, nguyệt-kinh vẫn ra như thường. Như vậy là khí bị bệnh chứ huyết không bị bệnh,
2 – Bệnh Thạch-Hà thi trước nhỏ sau to dần, cứ như người chửa. Nguyệt kinh không thấy ra. Đó là trước thì khí-bệnh mà sau thành huyết bệnh vậy.
BIẾN-CHỨNG
1- Bệnh trường-đàm thất-trị, khi-cơ càng trệ, khối một ngày một to, khó chịu vô cùng, đi đứng khó nhọc, thân thì gầy võ..
2 – Bệnh Thạch-hà thất – trị, ác-huyết tụ lại càng nhiều, huyết mới không sinh được, da-dẻ khô giáp như có vảy,hai mắt thâm quầng, người khô như que củi.
PHÉP CHỮA
1 Mắc bệnh Trường-đảm, vẫn có kinh nguyệt, nên cho uống “Hương-Lăng-Hoàn” (61).
2 – Mắc bệnh Thạch-Hà, người không thấy kinh nên cho dùng “Ngô-thu-du thang” (65)
ĐIỀU-DƯỠNG
1- Kiêng ăn các thức ăn sống lạnh, các thức bổ, béo, mỡ màng, cao lương hậu vị, sợ ăn vào sinh -đàm và ủng-khí
2 – Mắc bệnh Trường-đàm uống thuốc khỏi rồi ra khí-phận còn hư-nhược, tinh-thần mệt mỏi phép điều dưỡng nên hòa trung – khí. Nên thường dùng “Tứ-quân tử thang” (66).
3 – Mắc bệnh Thạch-Hà khỏi rồi, mà huyết phận hư-thiếu, da-dẻ chưa được như thường, sắc mặt chưa được tươi nhuận thì phải bồ-huyết, Nên thường dùng bài “Tứ Vật thang” (33).
Theo:”Đông Y thực hành Phụ Khoa” của Lê Cường 1952.