ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: CÓ THAI NÔN MỬA (ÁC TRỞ)

 

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA : CÓ THAI NÔN MỬA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA : CÓ THAI NÔN MỬA

 

BỆNH NGUYÊN

1- Sau khi thụ thai, mà bào-môn bị bế tắc tạngkhi nội-trở đưa thai-khí ngược lên Vị (dạ dầy) khiến người buồn nôn và ẩu thổ. Thế gọi là chứng ác-trở..

2 – Vị – hư, Đàm – tìm hoặc Vị – nhiệt cũng làm Vi-klhí thượng nghịch khiến người buồn-nôn và ẩu thổ.

BỆNH-TRẠNG

1- Vị vốn hư sẵn mà sinh bệnh, không do đàm-ẩm hay hàn nhiệt gì, thì sắc mặt vàng ệnh, tinh-thần mỏi-mệt, lưỡi không dày.

2 – Đàm ẩm mà sinh bệnh, thì thổ ra đờm rãi, lòng buồn bực, đầu váng mắt hoa.

3 – Vi-nhiệt mà sinh bệnh, thì trong lòng nảy, bực dọc, thích uống nước lạnh.

BIỆN CHỨNG

Đàn bà thụ thai được bốn tháng trở đi mà thỉnh thoảng nôn ọe, thì gọi là bệnh Ác-trở. Nếu không có bệnh gì khác, thì thèm gì cứ ăn thứ nấy, bệnh nhẹ đi, mười ngày thì tự nhiên không thuốc mà khỏi. Bệnh nặng nên kiếm thuốc chữa, Nếu chữa không phải đường, thì bệnh nôn-oẹ càng nặng, Vị khí bị thương, có khi thành tiểu-sản(xảy Thai), không nên coi thường.

PHÉP CHỮA

1- Bệnh do vị hư sinh ra, nên cho dùng ‘Bảo sinh thang” (1). Nếu người khí nhược thì nên gia Nhân-sâm, nếu khi-thực thì nên gia Chi-xác.

2 – Vì đàm-ần mà sinh bệnh, nếu thổ nhiều đờm rãi, lòng buồn bực, đầu váng mắt hoa, thì đó là người Vị-hư sẵn lại thêm đàm ầm đình lưu nên cho dùng “Gia-vị Lục-quân-tử-thang” (2) nhiệt, đại tiện bỉ, thì da thêm Hoàng-cầm, Đại hoàng ; nếu vị Hàn, thích uống nước nóng, thì gia thêm Nhục-quế, Can-khương.

3 – Vị-nhiệt nón-oẹ, trong lòng nóng nảy, bực dọc thích uống nước lạnh, thích quạt, thì cho dùng “Giavị ôn-đảm-thang” (3).

ĐIỀU DƯỠNG

1- Hết sức kiêng phòng-dục. Nếu không, nhiều động thai khí, bệnh cảng kịch nặng.

2- Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng, các thức sào, nướng, các thử thịt chó, thịt dê v. V…

3 – Nên giữ cho người vui-hòa, Kiêng nóng nảy giận giữ để khỏi thương Can-khí, nếu không bệnh sẽ nặng thêm.

ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: CÓ THAI NÔN MỬA
ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: CÓ THAI NÔN MỬA

Theo:” Đông Y thực hành Phụ khoa” của Lê Cường 1952.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.