ĐÔNG Y CHỮA BỆNH PHỤ KHOA: CÓ THAI ĐAU BỤNG( BÀO TRỞ)
Bệnh có Thai đau Bụng là khá phổ biến. Đặc biệt cần lưu ý ở giai đoạn Thai kỳ đầu và giữa rất dễ gây ra những chứng bệnh không tốt cho Thai Nhi và Thai Phụ. Cần phải được kiểm tra thường xuyên để theo dõi, Xư lý sớm, kịp thời. Tránh những hậu quả về sau. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Lương Y Lê Cường (1952):
BỆNH NGUYÊN
Đàn-bà có mang mà đau bụng thì gọi là chứng Bào-Trở.
Có 4 nguyên-nhân phát sinh ra chúng Bào trở :
1) Thực trệ
2) Thai-khí bất an
3) Bào-huyết bị lạnh
4) Bí tiểu-tiện.
BỆNH TRẠNG:
1) Thương-thực định trệ mà sinh bệnh, thì Tâm, Vị đau, bụng đau, không buồn ăn uống ; đại tiện bị kết.
2) Thai-khi bắt an mà sinh bệnh, là đau lưng đau bụng, thai động, ra huyết. Bệnh này nên chữa gấp, e có khi bị trụy thai.
3) Bào-huyết bị lạnh mà sinh bệnh, thì bụng dưới đau, xoa nắn thay đỡ, lưng ghê-ghê sợ lạnh, lưỡi dầy, trắng, miệng khát..
4) Bí tiểu-tiện mà sinh bệnh, thì tiểu tiện không thông, bụng đầy chướng, đường tiển tiện sáp kết, nóng quá, tiểu-tiện vàng, miệng khát, không thich uống nóng..
Nếu người thủy-thịnh, dương-hư không hóa được, thì nước giải trong, miệng khôn khát, không thích uống nước lạnh,
BIỆN-CHỨNG
Bệnh Bào-chở do thai-khi bất-an mà ra, cần phải chữa gấp. Nếu để lâu chữa khống khỏi, thì lưng và bụng càng đau nặng, huyết ra càng nhiều, thai trụy mất.
Nếu lệnh do bí tiểu tiện mà sinh ra, thi cũng cần chữa gấp, nếu không, thì chất độc ở nước đái ngấm vào huyết, nguy hiểm cho cái thai.
PHÉP CHỮA
1) Bệnh do thương-thực đình-trẻ, thi nên cho dùng “Gia-Vị Binh-Vi-Tán “(4) để tiêu thực. Nên đạitiện bí-kết, lâu ngày, thì gia thêm Mang-tiêu, Đại-hoàng. Đồng thời phải bội Cam – thảo đề hoãn bớt bạo lực của 2 vị đó, như vậy thì mới khỏi hại -đến thai.
2) Bệnh do Thai-khi bất an cần phải chữa gấp, đề phòng thai trụy.
Nếu là do Huyết-trệ thì nên cho dùng” Diên hồ tứ-vật-thang “(5) ; nếu là do Huyết hư thì cho đúng “Gia-vị Giao ngải-tứ – vật-thang” (6).
Nếu là do phong-hàn ngoại-cảm mà thai-khi bất an, (người sở gió lạnh) thì da thêm Khương hoạt, Độc-hoạt đề tán phong-hàn. Nếu người nộinhiệt, đại tiểu tiện bí, thì nên cho dùng “MậtTiêu thang” (7),
3 – Do Bào huyết bị lạnh mà sinh bệnh, bụng dưới đau, lưng ghê ghê sợ lạnh, miệng không khát, nên cho dùng “Gia vị Khung-quy-ẩm” (8) để làm ôn Bào-huyết.
4 – Do bí tiểu tiện mà sinh đầy bụng, đau bụng, miệng khát, sợ nóng, tiều-tiện vàng, nên cho dùng thuốc “Đạo-xich-tán” (9). Nếu thủy-thịnh, dương-hư không hóa được, tiểu-tiện trong, miệng không khát, sợ lạnh, thì nên dùng “Ngũ-linh-tán” (10)
ĐIỀU DƯỠNG
1 – Ăn uống phải kiêng kHem cẩn-thận. Không nên ăn no quá sợ tích trệ. Các thức ăn cay nóng kich-thích như gừng, hồ tiêu, v. V… các thức sào nướng, mỡ-mảng, các thứ thịt dê, thỏ, chó, cua, cáy… đều phải kiêng không nên ăn.
2 – Không nên đi bộ xa, gánh vác nặng, sợ làm tổn thương đến cái thai, có thể tiêu-sản.
3 – Hết sức kiêng phòng-dục, nếu không, động đến thai-khí, bệnh càng nặng.
Theo:” Đông Y thục hành Phụ khoa” của Lê Cường 1952.