VIÊM GAN VIRUT CẤP
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Viêm gan virut cấp
Viêm gan virut cấp là bệnh thuộc phạm vi chứng Hoàng đản, Hiếp thống. Viêm gan A phần nhiều là thấp nhiệt nội trệ, viêm gan B là tà độc nội phục, hai loại này có thể tiềm ẩn mà không phát bệnh hoặc phát bệnh mà không có hoàng đản, hoặc có hoàng đản mà đa phần là dương hoàng, một số ít là âm hoàng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là khi cảm nhiễm ngoại tà (thấp nhiệt) dịch độc xâm phạm vào tỳ vị, nhiệt tà chưng đốt can đởm gây nên. Can mất sơ tiết, khí trệ huyết ứ mà gây nên hiếp thống, dịch mật ứ trệ mà nghịch vào huyết phận, thượng tràn ở mắt, tràn ra bì phu mà phát hoàng đản. Vị trí bệnh ở can đởm tỳ vị, từ khí nhập vào huyết, gây nên quá trình bệnh cả ở khí huyết phận.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh Viêm gan virut cấp
Chức năng của can đởm và tỳ vị trong bệnh viêm gan virut có sự ảnh hưởng tương hỗ.
Thấp nhiệt trước tiên ảnh hưởng đến tỳ vị, làm cho khí cơ thăng giáng thất thường; nếu thấp nhiệt không hoá, tỳ mất kiện vận, can mất sơ tiết, dịch đởm tràn ra mà gây hoàng đản.
Nếu nhấn mạnh “thấp tà”: do khi cảm phải ngoại tà, biểu uất không điều đạt, trong cơ thể thuỷ thấp không thể thông qua mồ hôi và tiểu tiện mà bài xuất ra ngoài, thuỷ thấp uất lâu hoá nhiệt, thấp nhiệt uất chưng đốt can đởm mà gây bệnh.
Nếu nhấn mạnh yếu tố “nội thương”: viêm gan hoàng đản cấp tính chủ yếu do tỳ vị hư, cảm phải ngoại tà cộng thêm vấn đề ăn uống như uống rượu, các thức ăn nhiều dầu mỡ, dẫn đến thấp nhiệt uất chưng, can mất sơ tiết, tỳ mất kiện vận.
Thấp nhiệt hiệp với độc tà xâm phạm là nguyên nhân đầu tiên của bệnh và hậu quả dẫn tới đàm thấp trở trệ, khí trệ huyết ứ trở thành then chốt của bệnh. Do dịch độc từ ngoài vào, làm tổn thương tỳ vị, thấp nhiệt nội sinh, ứ lâu ngày thành đàm, đàm nhiệt hỗ kết, chưng đốt can đởm, làm cho can mất sơ tiết, mật ứ tràn vào máu, tràn ra bì phu mà gây hoàng đản.
Hoàng đản là do thấp nhiệt đình lưu ở huyết phận mà không ở khí phận, can là huyết tạng cùng với đởm quan hệ biểu lý, do đó hoàng đản xuất hiện là từ huyết mạch đã bị bệnh.
Đối với viêm gan cấp tính không có hoàng đản: khởi đầu bệnh tại can tỳ, do can khí uất kết hoành nghịch phạm vị làm cho tỳ vị bất hoà; tỳ vị không hoà khí cơ không điều có thể thúc đẩy càng làm cho can khí uất kết, cơ chế bệnh sinh của nó là “mộc uất thổ ủng” hoặc “thổ ủng mộc uất”.
Những năm gần đây, đa số các tài liệu về viêm gan virut cấp tính nêu: sự tổn thương tế bào gan tỷ lệ thuận với mức độ thấp nhiệt.
Tóm lại: nghiên cứu cơ chế bệnh sinh của bệnh có thể khái quát là: Thấp nhiệt dịch độc từ khí và huyết công năng tỳ vị can đởm mất điều hoà huyết mạch bị bệnh, can lạc ứ trệ phát thành “Hiếp thống”, dịch mật nội ứ, tràn ra thành “Hoàng đản”.
Biện chứng luận trị Viêm gan virut cấp
Viêm gan virut cấpThấp nhiệt uẩn kết, nhiệt nặng hơn thấp:
Triệu chứng: Toàn thân vàng, sắc vàng tươi như vỏ quất, da ngứa, đau mạng sườn, sốt mà mồ hôi ra không giải, miệng khô muốn uống nước, miệng đắng, hơi thở hôi, ăn uống giảm sút, buồn nôn, nôn, bụng đầy chướng, tiểu tiện ít vàng, đại tiện bí kết, chất lưỡi đỏ mà khô, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, giải độc tán kết.
Bài thuốc: Nhân trần cao thang gia giảm.
Nhân trần 30-60g Đại hoàng 10-30g (cho sau)
Sa tiền 30g Trư linh 15g
Phục linh 20g Chi tử 10g
Trạch tả 10g Hoàng bá 10g
Nếu đại tiện vẫn bí kết có thể gia tăng lượng Đại hoàng, thậm chí có thể dùng Đại thừa khí thang.
Nếu có nôn nấc gia thêm Trúc nhự, Hoàng liên.
Nếu ngực sườn đau nặng gia Sài hồ, Uất kim.
Nếu sốt cao, rêu lưỡi vàng dày bẩn gia Hoàng cầm, Hoàng bá.
Nếu miệng đắng, muốn uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng khô, có thể hợp dùng Hoặc dùng bài: Long đởm tả can thang.
Nếu tâm phiền, mất ngủ, phát nhiệt, miệng khô, chảy máu mũi … trọng dùng Xích thược, Đan sâm.
Nếu đại tiện thông, nhiệt lui, rêu lưỡi mỏng gia Bạch truật, Phục linh…
Viêm gan virut cấpThấp nhiệt uẩn kết, thấp nặng hơn nhiệt.
Triệu chứng: Toàn thân vàng nhưng không vàng tươi như thể trên, cơ thể nặng nề, miệng nhạt không khát, vị quản đầy tức, sợ mỡ, ăn uống kém, đại tiện nát, tiểu tiện ít vàng, rêu lưỡi vàng bẩn hoặc vàng trắng, mạch nhu hoãn hoặc hơi sác hoặc huyền hoạt.
Pháp điều trị: Lợi thấp hoá trọc, thanh nhiệt thoái hoàng.
Bài thuốc: Nhân trần tứ linh tán gia giảm.
Nhân trần 30-60g Phục linh 20g
Trư linh 10g Trạch tả 10g
Bạch truật 10g Hoắc hương 10g.
Nếu có nôn nấc gia Bán hạ chế, Trần bì.
Nếu ăn uống đầy bụng không tiêu mà đại tiện vẫn thông gia Chỉ thực, Thần khúc.
Nếu bụng đầy tương đối nặng gia Đại phúc bì, Mộc hương.
Viêm gan virut cấpThấp nhiệt kiêm biểu
Triệu chứng: Hoàng đản giai đoạn đầu mới phát bệnh, mức độ nhẹ, mắt vàng không rõ, sợ lạnh, phát nhiệt, toàn thân và đầu đau mỏi, mệt mỏi, bụng đầy không đói, tiểu tiện vàng. Mạch phù huyền hoặc phù sác.
Pháp điều trị: Thanh nhiệt hoá thấp giải biểu.
Bài thuốc: Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang hợp Cam lộ tiêu độc đan gia giảm.
Ma hoàng |
6g |
Hoạt thạch |
30g |
Bạc hà |
10g |
Nhân trần |
30g |
Hoắc hương |
10g |
Xích tiểu đậu |
15g |
Đậu khấu nhân |
10g |
Sinh khương |
3 lát |
Thạch xương bồ |
10g |
Đại táo |
10 quả |
Liên kiều |
10g |
Mộc thông |
6g |
Hoàng cầm |
10g |
Cam thảo |
6g |
Viêm gan virut cấpHàn thấp trở trệ
Triệu chứng: Sắc vàng tối, bụng đầy chướng, ăn uống giảm sút, đại tiện nát, mệt mỏi sợ lạnh, rêu lưỡi trắng bẩn, chất lưỡi nhợt, bệu. Mạch trầm tế mà trì.
Pháp điều trị: Kiện tỳ hoà vị, ôn trung hoá thấp.
Bài thuốc: Nhân trần truật phụ thang gia giảm.
Nhân trần |
30-60g |
Phục linh |
20g |
Phụ tử chế |
6g |
Bạch truật |
10g |
Can khương |
6g |
Trạch tả |
10g |
Cam thảo |
6g |
Nếu bụng đầy, rêu lưỡi dày bỏ Bạch truật, Cam thảo gia Thương truật, Hậu phác.
Nếu da bị ngứa gia Long đởm thảo, Đại phúc bì để khu phong chỉ ngứa.
Viêm gan virut cấpCan khí uất kết.
Triệu chứng: Hiếp thống, chướng đau là chủ yếu. Ngực sườn khó đầy tức, ăn uống giảm sút. Rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.
Pháp điều trị: Sơ can lý khí
Phương: Sài hồ sơ can tán gia giảm.
Sài hồ |
10g |
Xuyên khung |
10g |
Hương phụ |
10g |
Thược dược |
10g |
Chỉ xác |
10g |
Cam thảo |
6g |
Nếu hiếp thống nặng gia Thanh bì, Bạch giới tử để tăng cường tác dụng lý khí thông lạc chỉ thống.
Nếu khí uất hoá hoả mà có ngực sườn đau rút, phiền khát, nhị tiện không thông, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác gia Tả kim hoàn, Đan bì, Chi tử… để thanh can điều khí.
Nếu hiếp thống kèm theo đau bong, đi ngoài, bụng sôi gia Phục linh, Bạch truật.
Nếu kèm theo buồn nôn, nôn có thể gia Bán hạ, Thị đế, Sinh khương.
Viêm gan virut cấpCan tỳ bất hoà
Triệu chứng: Ngực sườn đau tức, đầy chướng, tinh thần uất ức hoặc phiền táo, ăn uống giảm sút, bụng chướng, đại tiện bất thường hoặc đại tiện nát, sôi bụng, bụng đau, mệt mỏi vô lực, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng. Mạch huyền.
Pháp điều trị: Sơ can kiện tỳ
Bài thuốc: Sâm linh truật cam thang hợp Kim linh tử tán gia giảm hoặc Tiêu giao tán gia giảm.
Đảng sâm |
10g |
Diên hồ sách |
10g |
Bạch truật |
10g |
Phục linh |
15g |
Trích cam thảo |
10g |
Bạch thược |
15g |
Kim linh tử |
10g |
Viêm gan virut cấp Tỳ vị bất hoà.
Triệu chứng: buồn nôn, ăn uống kém, miệng dính hôi, tức ngực, bụng chướng, mệt mỏi vô lực, đại tiện nát, lưỡi bệu rêu trắng bẩn; mạch huyền.
Pháp điều trị: Kiện tỳ hoà vị
Bài thuốc: Hương sa lục quân thang gia giảm.
Đảng sâm |
10g |
Phục linh |
15g |
Bạch truật |
10g |
Hương phụ |
12g |
Trích cam thảo |
10g |
Sa nhân |
6g |
Trần bì |
10g |
Nếu hiếp thống tương đối nặng gia Hương phụ, Uất kim.
Nếu miệng dính rêu lưỡi bẩn gia Phục linh.
Nếu khí hư mệt mỏi vô lực gia Đẳng sâm, Trích cam thảo.
Nếu huyết hư, chóng mặt, sắc mặt trắng không nhuận, lưỡi bệu đỏ gia Bạch thược, Đương quy.
Nếu tỳ dương hư mà dẫn đến bụng chướng sợ lạnh, lưỡi nhợt bệu gia Can khương.
Phân loại luận trị
Phương pháp điều trị viêm gan cấp tính có rất nhiều, biện chứng phân loại cũng có sự khác nhau. Dương hoàng phân thành: thấp nặng hơn nhiệt, nhiệt nặng hơn thấp, thấp nhiệt kiêm biểu. Âm hoàng phân thành: hàn thấp trở trệ, tỳ hư thấp thịnh; không có hoàng đản phân thành can khí uất kết, tỳ vị bất hoà, can tỳ bất điều, can đởm thấp nhiệt, can âm bất túc, thấp trọc trung trở. Hiện phân loại như sau:
Viêm gan hoàng đản cấp tính.
Thấp nhiệt kiêm biểu: Lấy Ma hoàng liên kiều xích tiểu đậu thang hợp với Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc thường dùng: Nhân trần, Liên kiều, Xích tiểu đậu, Hoắc hương, Bản lam căn, Bạch mao căn…
Thấp nặng hơn nhiệt: Chủ phương dùng Nhân trần bình vị tán hoặc Nhân trần tứ linh tán. Thuốc thường dùng: Nhân trần, Uất kim, Kim tiền thảo, Xuyên hậu phác, Thương truật, Trư linh, Phục linh, Trần bì, Chỉ xác…
Nhiệt nặng hơn thấp: Chủ phương dùng Nhân trần cao thang, nếu thấp nhiệt nội kết phủ khí không thông dùng Đại sài hồ thang hợp Nhân trần cao thang. Thuốc thường dùng Nhân trần, Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng, ý dĩ, Sa tiền, Lục nhất tán, Kim tiền thảo. Nếu hoàng đản do thấp nhiệt ứ trệ nặng ở bên trong thì Nhân trần có thể dùng đến 90-120g.
Hàn thấp trở trệ: Chủ phương dùng Nhân trần tứ nghịch thang hoặc Nhân trần lý trung thang. Thuốc thường dùng: Nhân trần, Phụ tử, Bạch truật, Can khương, Quế chi…
Tỳ hư thấp thắng: Dùng Vạn toàn nhân trần vị linh thang gia giảm. Thuốc thường dùng: Nhân trần, Thương truật hoặc bạch truật, Bán hạ, Trần bì, Trư linh, Phục linh…
Viêm gan không có hoàng đản cấp tính.
Can khí uất trệ: Dùng Tứ nghịch tán hoặc Sài hồ sơ can tán gia giảm. Thuốc thường dùng: Sài hồ, Bạch thược, Chỉ xác, Bản lam căn, Đương qui, Đan sâm, Xuyên khung, Phật thủ, Uất kim…
Can đởm thấp nhiệt: Dùng Nhân trần cao thang; Long đởm tả can thang; Cam lộ tiêu độc đan. Thuốc thường dùng: Sài hồ, Hoàng cầm, Phục linh, Đan bì, Sa tiền, Nhân trần, Trạch tả, Đại hoàng.
Tỳ vị bất hoà: Dùng Bán hạ tả tâm thang hợp với Hương sa lục quân thang gia giảm. Thuốc thường dùng: Đảng sâm, Bạch truật, Phục linh, Bán hạ, Chỉ xác, Hoàng liên, Hoắc hương, Sa nhân, Bạch đậu khấu, Mộc hương, Trích cam thảo…
Thấp trọc trung trở: Dùng Tứ nghịch tán hợp với Ôn đởm thang, Cam lộ tiêu độc đan; tuỳ theo tình trạng bệnh nhân mà gia thêm các vị thuốc: Bạch mao căn, Mạch nha.
Can tỳ bất điều: Dùng Tiêu dao tán, Sài hồ lục quân thang, Sài hồ sơ can tán hợp với Tam nhân thang…Thuốc thường dùng: Đương qui, Bạch thược, Bạch truật, Phục linh, Thanh bì, Phật thủ hoa, Đan sâm…
Can âm bất túc: Dùng Nhất quán tiễn, Nhị chí hoàn gia giảm. Thuốc thường dùng: Bạch thược, Táo nhân, Bạch biển đậu, Sơn dược, Câu kỷ tử, Trích Hà thủ ô, Sinh địa, Sa sâm, Nữ trinh tử…
Thuốc y học cổ truyền có hiệu quả trong điều trị viêm gan virut cấp tính. Thường sử dụng 2 loại thuốc thanh nhiệt và lợi thấp như: nhân trần, chi tử, liên kiều, bồ công anh, long đởm thảo, bạch mao căn, hoàng cầm, đại hoàng… Nhân trần phối với đại hoàng có hiệp đồng tác dụng thoái hoàng, hiệu quả rất nhanh. Căn cứ vào lý luận “huyết ứ” gia các vị thuốc hoạt huyết hoá có hiệu quả tương đối tốt. Nghiên cứu lâm sàng nêu rõ loại thuốc thanh nhiệt giải độc có tác dụng làm hạ enzym gan: nhân trần, bản lam căn, liên kiều, long đởm thảo, hoàng cầm… Biện chứng luận trị là phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh này.