ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: ĐAU DẠ DÀY (ĐAU VỊ – HOÃN)
A) KHÁI-THUẬT:
“Vi-hoãn thống” ( đau Dạ Dày) tục gọi là “Vi-khẩu thống ngày xưa gọi là “Tâm-thống” như Chu Đan-Khê nói: ” Tâm thông tức là ‘Vi hoãn thống”. ” Sách Y-học tâm-ngộ” (1) nói: “cổ phương có 9 loại Tấm thống, có nói rõ nguyên nhân bệnh, tất cả đều ở tại Vi-hoãn, chứ thực ra không ở tại Tâm.” Đây là câu nói đúng nhất.
Người xưa đã chia làm 2 loại nguyên-nhân , nhưng trên thực tế lâm-sàng, chúng ta thường thấy có 6 nhân-tố: hàn, nhiệt, khí ,huyết, thực, đàm. Bệnh– biến phần lớn là tại Can, Tỳ, vị, đa sổ do ở thích ăn nhiều thức ăn cay (tân) chua (toan), hoặc uống rượu vô độ, làm cho Can Vị bị nhiệt-uất, nếu nặng sẽ làm tổn đến Âm-khí của vị thành ra đau; hoặc ưa ăn thức ăn sống lạnh, Âm-hàn đình-tụ, làm thương đến Tỳ-dương; hoặc Dương khí của bệnh-nhân vốn hư, hàn-khí sinh ra từ bên trong làm cho Tỳ mất đi sự vận hành mạnh-mẽ của mình, vị mất đi lẽ hòa giáng của mình, tất cả làm cho đau- đớn; hoặc ưu tư, giận-dữ, Can khí bị uất-kết, Can-mộc bị hoành-nghich, Tỳ và Vị bị khắc, cơ-chế của khí bị uất-trệ, làm cho khí của Tỳ vị mất đi
sự hướng-dẫn của thăng-giáng, làm cho đau-đớn; hoặc do Tỳ vị vốn đã hư không còn sức để hủ, làm nhiệt thủy cốc và vận hóa chất tinh vi.
Ngày lại ngày , nó tích ẩm” thành đàm”, đàm thấp làm trở-ngại vận-hành của Trung-tiêu,cơ chế của khí không còn thư xướng nữa mà sinh ra đau-đơn.
Nói tóm lại, bệnh không ngoài 2 Chữ “hư và thực”. Nếu là hư thì phải hiểu là do tự thân của Tỳ Vị bị hư, hoặc bệnh lâu ngày rồi thành ra hư, tà-khí can-thiệp vào làm cho đau. Nếu là thực thì phải hiểu là tà-khí thịnh, nhân vì thân-thể hư không khắc nồi tà-thực để đến nối tà-thực và hư đánh nhau gây ra đau-đớn. Do đó, khi châm-cứu trị-liệu chứng bệnh này, chúng ta nên làm sơ-thông cơ-chế của khí, bổ trung, giáng nghịch làm chủ-yểu.
b) TRỊ- LIỆU:
* Chứng-trạng: Lấy chứng đau vùng Vị-hoãn làm chủ-chứng. Tùy theo nguyên-nhân bệnh mà ta có những đặc-điển chứng-trạng như sau: nếu là nghiêng về hàn thì sự đau-đớn kéo dài không đứt, tay chân không ấm; nếu là nghiêng và nhiệt thì đại tiện bí, Tâm phiền, khẩu khát; nếu là do khí uất thì vùng hoãn và vùng hông sườn bị trướng thống, ói ra, chất chua; nếu là do ứ huyết hì đau như dao cắt, tiểu ra phân đen; nếu là do đàm-ầm thì ruột sôi ồ-ồ, Tâm sợ-sệt, đầu choáng-vang; nếu là do thực-khí bị trệ thì vùng hõan bị trướng, ăn ít, có cái, nhân đó thì có cái quả đó. Ta tùy chứng mà trị.
* Phép trị: Lý khí chỉ thống, điều trung giáng nghịch.
* xử-phương và phép châm-cứu: chân Trung hoãn, Lương-môn đều 5 phan; châm Cự-khuyết kim nghiêng xuống dưới sâu 3 phân; cứu Thiên-xu 3 tráng, không châm; chân Túc Tam-lý 5 phân; chân Nội-quan, công-tôn đều 3 phần. Nếu thuộc hư chứng thì bổ, nếu thuốc thực-chứng thì tả, nêu trong hư kèm theo thực thi dùng phép bình bộ bình tả, lưu kim từ 10 đến 20 phút. Nếu hàn thì cứu thêm 3 tráng, nhiệt thì không cứu.
Phép gia-giảm: Nếu trước kh ăn mà đau thì chân thêm tả Can-du 3 phần; bổ Tỳ-du 3 phân, cưú 3 tráng, nếu là sau khi ăn bị đau chân thêm Cách-du 2 phần, tả; tả Thái-xung 2 phân không cứu; nếu nghiêng về đàm châm thêm tá Phong-long 5 phân; nếu là uất-khí chân tả thêm Dương Lăng Tuyền 1 thốn: tả Thái xung 2 phân; nên là có ứ huyết thì cần thêm Tả Huyết – hải, Tam âm-giao đều 5 phần; nếu là hư-hàn khi dùng nhiều cứu, và bổ; nếu là nhiệt – thực khi không dùng cứu mà dùng phép tả.
e) CẤM KỴ:
Sau khi dứt đau nền cho ăn thêm Cháo nhừ để điều dưỡng, cấm kỵ ăn sống lạnh dầu mỡ, không giận hoặc giận dữ .
Theo:” Cẩm nang châm cứu thực hành” Lương Y Huỳnh Minh Đức dịch.