ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Loét dạ dày và loét tá tràng thuộc phạm trù “vị quản thống” trong Đông y học. Nguyên nhân phát bệnh thường là ăn uống không giữ mức hoặc tinh thần bị kích thích thời gian dài, đến nỗi can vị bất hoà, tỳ vị không khoẻ, vị khí uất trệ và phát sinh đau đớn. Lại có thể tiến tới khí uất hoá hoả mà thương âm, khí trệ hàn ngưng mà thương dương, hoặc từ khí tới huyết.

ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN

  1. Vùng bụng trên đau phát cơn lặp lại nhiều lần, thường kèm hơi nóng, sôi bụng, ợ chua. Ở mùa thu đông phát cơn đau rất nhiều, có quan hệ mật thiết với ăn uống. Loét dạ dày thường đau nhiều ở sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ, loét tá tràng thường đau ở sau khi ăn 2 đến 4 giờ đồng hồ, sau khi ăn lại có thể giảm nhẹ đau.
  2. Khi phát cơn đau, có cảm giác ấn đau nhè nhẹ, loét dạ dày điểm ấn đau ở đường chính giữa hoặc lệch về bên trái, loét tá tràng thường lệch về bên phải.
  3. Nếu phân hiện rõ màu sắc dạng đen như sơn, thực nghiệm huyết ẩn trong phân dương tính, rõ ràng đưa ra có xuất huyết bên trong
  4. Chủ ý xuất hiện chứng phát kèm.

Phàm nôn mửa lặp lại nhiều lần thức ăn hôi rữa, nhất là lấy thấy ở  buổi tối làm nhiều, thường là hẹp môn vị, Người bệnh trung tuổi trở lên thời gian dài không khỏi, đau đớn mất đi tính quy luật, gây thiếu máu hoặc vùng bụng liên sờ thấy khối sưng, là biểu hiện biến hành ung thư. Khi có điều kiện phải làm chup cản quang, làm tế bào học để chín đoán xác minh.

Nếu hợp kèm nôn ra huyết, phân có luyết lượng lớn hoặc bởi thủng cấp tính, đột nhiên đau bụng dữ dội, cơ vùng bụng cứng đờ, phải kịp thời đưa đi khoa ngoại làm kiểm tra và xử lý cần thiết.

Chẩn đoán xem khác:

  1. Mạn tính viêm dạ dày: Đau đớn không rõ rệt tính quy luật, khu vực ấn đau vùng bụng trên rất rộng, lại không cố định, ăn uống không tốt, sau khi ăn đau đớn cùng tức bứt rứt thêm nặng.thường kèm nôn mửa.
  2. Chứng thần kinh chức năng dạ dày: Đau đớn không quy luật, quan hệ không rõ rệt với sự ăn uống, thường do kích thích tình chí dẫn tới đau đớn, vùng bụng trên nói chung không có ấn đau, hoặc nơi vùng ấn đau thường có biến động
  3. Bệnh đường mật mạn tính: Đau đớn không quy luật, đã thường có bệnh sử phát cơn đau thắt hoặc vàng da, phát cơn có quan hệ với độ ăn là chất dầu béo, phía bụng phải trên (vùng túi mật) có ân đau, có thể kèm cục bổ cơ bụng căng kéo hoặc có sốt nhẹ.

PHƯƠNG PHÁP CHỮA

  1. Biện chứng thị trị.

Căn cứ vào thời gian đau, tính chất đau quan hệ với ăn uống, phân biệt hư thực, hàn nhiệt, khí huyết khác nhau:

Nếu đau lâu ngày không khỏi, thế đau âm ỉ, ưa sờ, sau khi ăn thìgiảm đau là chứng hư.

Thể đau cấp, quá dữ dội, sợ sờ nắn, sau khi ăn thì đau nặng thêm là thực chứng.

Đau lạnh, ưa nhiệt, là chứng hàn.

Hơ nóng đau gấp, là chứng nhiệt.

Đau trướng hoặc đau đớn chạy ẩn náu là khí trệ.

Đau nhói, nơi đau cố định là huyết ứ.

Chứng hậu lâm sàng thường thấy có can vị bất hoà và tỳ vị hư hàn là hai loại lớn. Nguyên tắc trị thì lấy điều hoà vị khí, sơ can kiện tỳ làm chủ.

  1. Can vị bất hoà: Dạ dày trướng đau, công ẩn không định, liên tới mạng sườn và phía sau lưng trên, sau khi ăn đau nhiều lắm, ngực buồn bằn, có hơi nóng, ợ chua, miệng đắng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế huyền.
  • Cách chữa: Sơ can hoà vị.

  • Bài thuốc ví dụ: Sài hồ sơ can ẩm gia giảm.

Sài hồ sao giấm 1,5 đồng cân, Sao Chỉ xác 1,5 đồng cân, Bạch thược 3 đồng cân, Sao Diên hổ sách 3 đồng cân, Chế Hương phụ 3 đống cân, Cam thảo 1 đống cân.

  • Gia giảm:

+ Khí uất hoá hoả, thế đau cấp bách, sôi bụng, ợ chua, miệng đắng, rêu lưỡi vàng, gia Xuyên Hoàng liên sao giờng 6 phân. Chích Ô tặc cốt 4 đồng cân, hoặc Đoạn Ngoã lãng tử 6 đồng

+ Khí trê huyết ứ, đau nhói, nơi đau cố định, tăng cả mảng, sợ nắn đi. Chất lưỡi tím thì bỏ Sài hồ, thêm “Thất tiếu tán” 4 đông cân bọc lại sắc. Xuất huyết thì dùng riêng bột sắn Tam thất, mỗi lần uống 5 phân, một ngày 2-3 lần. Hoả uất thương ấm, đau âm ỉ như đói, miệng khô, chất lưỡi hồng, bỏ Sài hồ, Hương phụ gia Mạch đông, Sa sân, Xuyên luyện tử, mỗi thứ 3 đồng cân.

  1. Tỳ vị hư hàn: Vùng dạ dày đau âm ỉ, khi nhẹ khi nặng, vùng trong dạ dày thấy lạnh, ưa ẩm, ưa nắn, bụng đói thì đau nhiều, sau khi ăn thì đau giảm, ăn nhiều lại trướng, hoặc nôn ra nước trong, phân nát, sợ lạnh, tinh thần mệt mỏi, rêu lưỡi trắng nhạt, mach tế.

 – Cách chữa: Ôn vị kiện trung.

+ Bài thuốc ví dụ: Hoàng kỳ kiện trung thang gia giảm.

Hoàng kỳ 4 đống cân, Bạch thược 4 đống cân, Chích Quế chi 1,5 động cân, Chích Cam thảo 1,5 đồng cân, Can Khương 1 đồng cân, Đại táo 4 quả.

  • Gia giảm:

+ Hàn nặng, đau lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, miệng nhiều nước trong, gia Cao lương khương 1 đồng cân.

+Khí trệ, vùng da dày bị trướng, gia sao Chỉ xác 1,5 đống cân, Mộc hương 1,5 động cân.

+Khí không nhiếp huyết, phân ra màu đen thì bỏ Can khương, Quế chi gia Bào Khương thán 1,5 đồng cân, Xích thạch chi 4 bọc lại. Uống riêng Ô cập tán (Ô tặc cốt, Bạch cập hai vị bằng nhau, nghiển chung nhỏ mịn), mỗi gói 3 đồng cân.

+ Trong vị đình ẩm, nôn mửa nước trong dãi lạnh, vùng da có tiếng nước óc ách, thì bỏ Hoàng kỳ, Đại táo gia Klương Bán hạ 3 đống cân, Phục linh 3 đống cân. 2. 2.Phương lẻ.

  1. Thanh Mộc hương nghiền bột, mỗi lần uống 0,5-1 đống cân, mỗi ngày uống 2-3 lần. Có tác dụng lý khí chỉ thống.
  2. Vỏ trứng gà sấy khô tán bột, mỗi lần uống 1 đống cân, ngày uống 2-3 lần. Có tác dụng chế toan dứt đau,
  3. Chích ô tặc cốt 375 gam, Diên hố sách 125 gam, Khô phàn 500gam, Mật ong 200 gam, chế thành viên mỏng, mỗi viên 0,7 gam. Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần uống 5-7 viên, 3 tháng là một liệu trình. Trị bệnh loét đau dạ dày, ợ chua, xuất huyết.
  4. Ngoài ra, như Loa tỉ xác, Phong các, Ngõa lăng tử, Đoạn Mẫu lệ, chọn bất kể một loại, thêm vào 1/3 Cam thảo, nghiên cực nhỏ mịn, trộn đều, mỗi lần uống 1 đống cân, 1 ngày 3 lần. Có tác dụng chế toan dứt đau.
  5. Cách chữa mới.
  6. Liệu pháp chốn chỉ: Trung quản thấu Thượng quản, Vị du thấu Tỷ du, Lương môn thấu Quan môn (ở dưới Lương môn 1 thốn), huyệt Túc tam ly, làm chôn chỉ ruột dê.
  7. Liệp pháp cắt trị: Ở khe xương bàn tay số 4-5 cạnh khích lòng bàn tay, cất trị chó gốc ngón 4-5 nối hợp xuống chừng 0,5cm.
  8. Liệu pháp thôi nã. Ở huyệt Tỳ đu và điểm áp đau ở sau lưng trên, từ nhẹ lên nâng cấp 1-2 phút, xoa huyệt Trung quản 10 phút, sau cùng bắt (nã) ở huyệt Thừa sơn

Chữa bằng châm cứu.

  1. Thể châm:

Nhóm 1: Trung Quản, Nôi quan, Túc tam lý.

Nhóm 2: Vị du, Can du, Tam âm giao.

Hai nhóm huyệt vị thay chéo sử dụng, lại có thể gài kim trong da ở Điểm ấn đau vùng lưng trên.

  • Gia giảm:

+Đau sườn, ợ chua, gia Thái xung, Kỳ môn.

+ Bụng đói đau nhiều, sợ lạnh, phân lỏng, gia Thiên khu, Khí hải.

+Phân phát màu đen hoặc có máu ẩn, gia Ẩn bạch, Tỳ du.

  1. Nhĩ châm:

Loét dạ dày: Vị, Giao cảm, Thân môn. Loét tá tràng: Thập nhị chỉ trường, Giao cảm, Thần môn.

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

 

Theo” Đông y châm cứu điều trị nội khoa” của Lương Y Lê Văn Sửu.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.