ĐÔNG Y ĐYỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: BỆNH HỘI CHỨNG DẠ DÀY
Lương y: Đỗ Huy Hoàng
Hội chứng đau dạ dày Đông y gọi là vị thống
hay vị quả thống.
-
Nguyên nhân gây bệnh:
Do lo buồn nghĩ ngợi, giận giữ quá mức làm cho can khí uất kết, can khí bị uất, hoành hành quá mạnh ảnh hưởng tới vị, vị là bộ phận tiếp giáp với gan, có quan hệ về tiêu hoá, do đó vị khí không thắng giáng được mà sinh đau vị quản.
Do ăn uống nhiều đồ sống, lạnh, no đói thất thường hoặc vốn tạng người suy nhược, dương khí quá yếu, ảnh hưởng đến sự vận chuyển tiêu hoá mà sinh đau vị quản. .
Về phân tích lý luận và biện chứng trị liệu chúng tôi đã có dịp trình bày trong cuốn “Y học cổ truyền Thanh Hoá” xuất bản năm 1997.
-
Triệu chứng:
Ở đây chúng tôi xin đi sâu vào triệu chứng lâm sàng, và so sánh liên hệ với những thế, loại mà Tây y xác định là viêm, loét gồm có mấy hình thể sau đây:
– Thế khí trệ:
Có nghĩa là can khí không đều đạt được, đi ngang ra chắn mất đường khí lên xuống của dạ dày. Lúc đó khí cơ bị nghẽn tắc mà gây ra ợ hơi, đầy trướng ran hai bên sườn, đau vùng thượng vị, ấn vào hơi đỡ, chóng mặt. Tương đương với giai đoạn đầu của bệnh loét mà Tây y cho là viêm niêm mạc, tăng cường nhu động dạ dày, gây tăng áp lực trong dạ dày. . . Thể hoả uất: Vì can khí uất lâu hoá hoả, | làm vị tiết ra nhiều nước chua nêm biểu hiện nôn chua, đắng miệng, bụng nóng cồn cào… Cơn đau cấp bách, tương đương với giai đoạn tăng tiết dịch, sung huyết niêm mạc dạ dày gây tăng toan.
– Thể ứ huyết:
Đau lâu, phạm vào lạc, lạc mạch bị tổn thương, nên nôn ra máu, ỉa phân đen, ứ huyết tụ lại nên chỉ đau một chỗ, đau nhói như kim châm. Sờ ấn hoặc ăn vào bị kích thích thì đau tăng, tương đương với giai đoạn đau nhất trong bệnh loét dạ dày do dạ dày co bóp tăng, quanh các ổ loét sưng thủng.
– Thể hư hàn:
Do tỳ lạnh, vị yếu, dương khí kém, ăn uống không được nhiều, tiêu hoá châm. Nên cơn đau lâm râm, miệng ứa nước trong, gặp lạnh thì đau, xoa ép hơi nóng thì đỡ, tương đương với giai đoạn dạ dầy yếu, gây giảm độ toan trong dịch vị.
– Căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng để trên chúng tôi vận dụng lý luận “âm dương, ngũ hành” phân tích biện chứng trị liệu. Song bệnh đau vị quản khi xuất hiện trên lâm sàng không phải đơn thuần một thể mà kiêm chứng lẫn lộn. Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi đã nghiên cứu tập hợp thành một bài thuốc chữa chung cho bệnh đau dạ dày, gọi là viêm khối dạ dày. Ngoài ra | những trường hợp quá phức tạp, hoặc quá suy nhược chúng tôi kết hợp với bài thuốc sau:
Lá khôi 20%
Củ gấu 10%
Diếp rừng 5%
Tự chế (vỏ quýt) 10%
Cam thảo 5%
Củ nghệ 15%
Khổ sâm 10%
Mai mực 15%
Ô dược 10%
Tất cả sấy khô tán nhỏ rây mịn làm viên hoặc để bột dùng dần.
Cách dùng:
- Người lớn: Mỗi lần từ 10 – 15gam
– Sức yếu từ 6 – 10gam
Ngày uống 3 lần vào lúc đói.
– Tác dụng: Lá khôi, khổ sâm nhuận táo giảm đau. Riếp rừng tiêu viêm thủng. Củ gấu khai can uất hành khí. Vỏ quýt hoá đờm trợ vị khí làm có ăn ngon cơm. Mai mực thấm nước chua hàn loét. Nghệ để thông lạc huyết và da non.
Kết quả điều trị:
Điều trị: Số người: 1442, số khỏi 595 hết cơn đau không thấy trở lại khám, đỡ 712 ca, không khỏi 138 ca.
Thông qua công tác điều trị, chúng tôi thấy bệnh đau dạ dày là một loại bệnh khá phổ biến và hiểm nghèo. Do quá trình sinh hoạt của con người, về hoàn cảnh điều kiện khác nhau như: lứa tuổi từ nhỏ đến 25 tuổi cơ thể đang phát triển, tinh thần chưa ảnh hưởng đến thất tình mấy nên bệnh phát tỷ lệ ít. Còn từ 30 tuổi đến 45 là thời kỳ đang hoạt động mạnh, thất tình tác động nhiều đến tinh thần nên tỷ lệ bệnh chiếm cao hơn. Từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm trong điều trị những bệnh mà Tây y xác định loét hành tá tràng và hẹp môn vị phân nhiều chữa không khỏi, hoặc có biến chứng chảy máu nhiều, nghị thủng dạ dày phải dùng cận lâm sàng để xác định.
Kết quả của thời gian điều trị:
Đối với những trường hợp bình thường hoặc đau chưa lâu lắm thì sau khi uống thuốc thường giảm cơn đau rất rõ rệt, hoặc cắt cơn đau được thi gian lâu dài. Nhưng mỗi bệnh nhân phải điều trị từ một đến hai tháng. Giá trị tiền thuốc của mỗi bệnh nhân (mỗi bệnh nhân dùng từ 40 đến 50 gam thuốc tuỳ thời điểm mà xác định). Như vậy bình quân mỗi tháng hết 6,00Đ.
Trong những năm giặc Mỹ đánh phá ác liệt ở miền Bắc, cở sở điều trị của Bệnh viện Đông y phải sơ tán nhiều nơi, di chuyển nhiều chỗ, thuốc men phần nhiều thiếu thốn trở ngại. Để nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, tận dụng nguồn dược liệu trong tỉnh, Bệnh viện đã tích cực thu hái thuốc nam, chữa được bệnh viêm dạ dày có kết quả tốt.
Nhưng muốn phòng và chữa bệnh dạ dày được tốt trước khi chưa có bệnh phải tự tu dưỡng tinh thần, không nên lo buồn giận dữ quá mức, rèn luyện thân thế, ăn uống điều độ. .
Trong khi có bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh ăn uống những chất cay, chua, sống, lạnh, không ăn no, nên ăn nhiều bữa, chống rét, tích cực để phòng thì bệnh mới không tái phát.
Theo:” Tập nghiệm lâm sàng” của Nguyễn Văn Toàn.