Y DỊCH

Trong ứng dụng vào y học, các học thuyết sau đây được đề cập nhiều nhất: Âm Dương, Tứ tượng, Ngũ hành, Bát quái, Một số trùng quái. Trong đó, Âm Dương, Ngũ hành là học thuyết căn bản nhất cho YHCT, là “Căn bản để thiết lập toàn thể hệ thống y lý của Đông y”1. Để dễ hiểu, tài liệu này khảo sát theo cách phân loại của y học hiện đại.

GIẢI PHẪU HỌC

Về mặt giải phẫu học, có thể tóm tắt cách người xưa xếp loại các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người theo từng học thuyết như sau:

Theo âm Dương

âM

DươNG

Vị trí trên cơ thể

Phía dưới, phía trong (Lý)

Phía trên, phía ngoài (Biểu)

Bên phải, mặt bụng

Bên trái, mặt lưng

Phái

Nữ

Nam

Tạng phủ

Tạng

Phủ

Kinh lạc

Kinh âm

Kinh dương

Tạng

Can, Thận

Tâm, Phế

Phủ

Tiểu trường, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu

Vị, Đởm

Tam tiêu

Hạ tiêu

Thượng tiêu2

Khí huyết

Huyết

Khí

ĐĐ Tuân – Sđd, tr. 110

ĐĐ Tuân – Sđd, tr. 124-126: Tỳ: Âm Dương quân bình vì ở giữa; Trung tiêu: Bán Âm bán Dương, Âm Dương quân bình

Theo Ngũ hành

MộC

HỏA

THổ

KIM

THủY

Tạng

Can

Tâm, Tâm bào, Thận hoả

Tỳ

Phế

Thận, Thận Thuỷ

Phủ

Đởm

Tiểu trường, Tam tiêu3

Vị

Đại trường

Bàng quang

Giác quan4

Mắt

Lưỡi

Môi miệng

Mũi

Tai

Mô (Thể)

Cân

Mạch

Cơ nhục

Bì mao

Cốt tuỷ

Màu

Xanh

Đỏ

Vàng

Trắng

Đen

Mùi

Khét

Khê

Thơm

Tanh

Ung thối

Vị

Chua

Đắng

Ngọt

Cay

Mặn

Âm

Giốc

Chuỷ

Cung

Thương

Số

8 (thành)

7 (thành)

5 (sinh)

9 (thành)

6 (thành)

Khí

Can hoá Phong

Tâm hoá Nhiệt

Tỳ hoá Thấp

Phế hoá Táo

Thận hoá Hàn

Thiên Can ban đầu

Can thuộc ất,

Đởm thuộc giáp

Tâm, Tâm bào thuộc đinh. Tiểu

trường, Tam tiêu thuộc bính

Tỳ thuộc

Kỷ Vị thuộc Mậu

Phế thuộc

Tân, Đại trường thuộc Canh

Thận thuộc

Quí, Bàng quang thuộc

Nhâm

Thiên Can

đã biến hoá

Đởm hợp với

Nhâm, Can hợp với Đinh

Tiểu trưởng, Tam tiêu hợp với Mởu.

Tâm, Tâm bào hợp với Quý

Vị hợp với

Giáp, Tỳ hợp với Kỷ

Đại trường hợp với

Canh, Phế hợp với ất

Bàng quang

hợp với Bính,

Thận hợp với Tân

Địa chi

Đởm thuộc

Dần, Can

thuộc Mão

Tiểu trường, Tam tiêu thuộc Ngọ,

Tâm, Tâm bào thuộc Tỵ

Vị thuộc

Thìn, Tuất

Tỳ thuộc

Sửu, Mùi

Đại trường thuộc Thân, Phế thuộc Dậu

Bàng quang thuộc Tý,

Thận thuộc Hợi



Theo Bát quái

Cơ thể6

Kiền

Đoài

Ly

Chấn

Tốn

Khảm

Cấn

Khôn

Đầu

Miệng

Mắt

Chân

Bắp vế

Tai

Tay

Bụng

Tạng

Thuyết thông thường

Phế

Đại trường

Tâm

Đởm

Can

Thận

Vị

Tỳ

Thuyết khác

(dựa

Ngũ hành)

Khí của Phế

Phế

Tâm

Đởm

Can

Thận

Vị

Tỳ

Mắt7

Thiên khuếch

Trạch khuếch

Hỏa khuếch

Lôi

khuếch

Phong khuếch

Thủy khuếch

Sơn khuếch

Địa khuếch

Các bộ phận cơ thể nhìn từ bên ngoài nói chung

Kiềnvi thủ

Kiềnkiện giã

Khônvi phúc

Khônthuận giã

Chấnvi túc

Chấnđộng giã

Tốnvi cổ

Tốnnhập giã

Khảmvi nhĩ

Khảmhãm giã

Lyvi mục

Lylệ giã

Cấnvi thủ

Cấnchỉ giã

Đoàivi khẩu

Đoàiduyệt giã

Kiền thuần Dương, cương kiện, vị trí ở trên trong Tiên thiên Bát quái nên tượng cho đầu.

Khôn thuần Âm, nhu thuận, vị trí ở dưới trong Tiên thiên Bát quái mang ý nghĩa chở đỡ cũng như hoàn thành mọi vật nên tượng cho bụng.

Chấn: Động, tượng cho sấm, vị trí phía dưới liền với Khôn trong Tiên thiên bát quái nên tượng cho chân.

Tốn: Vào, tượng cho gió, có ý nghĩa di chuyển, vị trí liền với Chấn, ở trên Chấn trong Hậu thiên Bát quái. Lôi động phong hành, Chấn động mới sinh công dụng nên tượng cho bắp vế.

Khảm: Hiểm, tượng cho thủy; thận thuộc Thủy khai khiếu ra tai. Vị trí của Khảm ngang với Ly trong Tiên thiên Bát quái nên tượng cho tai.

Thuyết quái truyện

ĐĐ Tuân trích theo Trung y nhãn khoa học giảng nghĩa và Trung y chẩn đoán học giảng nghĩa – Sđd, tr.132-133

Ly: Bám vào, mặt trời, lửa nên có nghĩa là sáng, vị trí ngang với Khảm trong Tiên thiên Bát quái nên tượng cho mắt.

Cấn: Ngăn lại, tượng cho núi nhô lên cao, nằm dưới Khảm Ly trong Tiên thiên Bát quái, liền với Khôn nên tượng cho tay. Tay có đưa ra đưa vào mới sinh công dụng.

Đoài: Vui, tượng cho đầm, nơi chưa bùn nước, vị trí kế Kiền, tượng cho miệng vì miệng cười vui vẻ, há miệng giống cái đầm, chưa nước bọt, nơi nghiền nát thủy cốc.

Tạng phủ bên trong

Riêng từng Tạng Phủ:

Phếtượng Kiền vì cùng thuộc Kim; Phế chứa khí trời, Kiền là trời

Đại tràngtượng Đoài vì cùng thuộc Kim; Đại trường chứa phân, đầm chứa bùn lầy.

Tâmtượng Ly vì cùng thuộc Hỏa; Tâm là nơi xuất phát thần minh, Ly là sáng. Quẻ Ly: 2 hào Dương bao lấy 1 hào Âm = Âm ở trong Dương. Tâm: Dương tạng thuộc hỏa, chứa Huyết thuộc Âm.

Đởmtượng Chấn vì cùng thuộc Mộc; Đởm là nơi xuất phát mọi sự quyết đoán, chứa lôi hỏa, Chấn là sấm, có ý nghĩa là động.

Cantượng Tốn vì cùng thuộc Mộc; Can hóa Phong, Tốn là gió

Thậntượng Khảm vì cùng thuộc Thủy; Thận là tạng trọng yếu, Khảm là hiểm. Quẻ Khảm: 2 hào Âm bao lấy 1 hào Dương = Dương ở trong Âm. Thận: Thuộc âm thủy, chứa Mệnh môn hỏa thuộc Dương. Dương trong Âm ngoài: Hình thể của Tiên thiên.

Vịtượng Cấn vì cùng thuộc Thổ; Vị chứa thức ăn còn thô sơ, chưa biến hóa nhiều, Cấn là núi thường có quặng mỏ.

Tỳtượng Khôn vì cùng thuộc Thổ; Tỳ tạo nguyên khí, cốc khí, Khôn tác thành vật.

Riêng hai Tạng Tỳ và Thận (Tiên thiên và Hậu thiên):

Thậngồm Thận Thủy (thuộc Âm) nằm hai bên cột sống và Thận Hỏa (thuộc Dương) nằm giữa mang hình ảnh Thái cực trong cơ thể con người; và cũng là hình ảnh quẻ Khảm. Quẻ Khảm: Âm bao ngoài Dương, là hình thể của Tiên thiên do đó Thận là Tiên thiên Âm Dương trong con người, Thận tiếp nhận khí Âm Dương cha mẹ từ khi mới hình thành trong bụng mẹ.

Tỳvận hóa Thủy cốc để nuôi dưỡng khi đã rời bụng mẹ nên Tỳ là Hậu thiên Âm Dương.

Xét riêng mắt

Đối chiếu với Ngũ tạng: Mắt được chia thành 5 vùng: Mí mắt thuộc Tỳ, tròng trắng thuộc Phế; tròng đen thuộc Can; hai khoé mắt thuộc Tâm và đồng tử thuộc Thận. Nhưng cũng có phân loại chi tiết hơn:

Tròng trắng hai bên tròng đen(gọi làThiên khuếch): Thuộc Phế, Đại trường, tượng Kiền.

Mí trên và mí dưới(Địa khuếch): Thuộc Tỳ Vị, tượng Khôn.

Tròng trắng phía dưới tròng đen (Trạch khuếch): thuộc Bàng quang, tượng Đoài.

Hai khoé mắt(Hỏa khuếch): Thuộc Tâm, mệnh môn, tượng Ly.

Tròng trắng phía trên tròng đen(Lôi khuếch): Thuộc Tiểu trường, tượng Chấn.

Tròng đen(Phong khuếch): Thuộc Can, tượng Tốn.

Đồng tử(Thủy khuếch): Thuộc Thận, tượng Khảm.

Vòng giáp đồng tử và tròng đen(sơn khuếch): Thuộc Đởm, tượng Cấn

(So sánh với Tạng phủ có điểm khác: Chấn ứng với Tiểu trường; Cấn ứng với Đởm; Đoài ứng với Bàng quang)

Theo Dịch số

Ngũ Tạng: Tạng thuộc Âm, số 5 là Dương số, chân số của trời lẫn đất, là số sinh của Thổ.

Lục phủ: Phủ thuộc Dương, số 6 là Âm số, số Lão Âm, số thành của Thủy và cũng là số nằm phía dưới Hà đồ lẫn Lạc thư.

Theo 64 quẻ kép

Cửu khiếu

Cơ thể con người có 9 lỗ gọi làCửu khiếu,là cửa thông thương giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Người xưa nhận xét thấyCửu khiếucủa con người vị trí được xếp theo hình quẻ Thái lấyNhân trung(giữa mũi và môi trên, đường giữa) làm trung tâm:

Theo thuyết Thiên nhân hợp nhất“Nhân thân tiểu vũ trụ”:

Đại vũ trụ

Tiểu vũ trụ

Trời tròn

Đầu tròn

Đất vuông

Chân vuông

Tứ thời, Tứ tượng

Tứ chi

Ngũ hành

Ngũ tạng, ngũ dịch, ngũ quan,…

24 tiết

24 đốt xương sống

Bát tiết, bát chín

Bát môn, Kỳ kinh bát mạch

Cửu thiên, cửu châu

Cửu khiếu

12 tháng

12 đốt khí quản, 12 kinh lạc

Sông ngòi

Huyết mạch

Lục khí

Lục phủ, Lục kinh

360 ngày của năm

360 đốt xương của cơ thể người

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.