Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp

I. ĐẠI CƯƠNG:

Phù phổi cấp: là 1 dạng suy hô hấp nặng do sự tràn thanh dịch từ các mao mạch phổi vào trong phế nang làm ngăn chặn sự trao đổi khí – Bệnh nhân phù phổi cấp có thể tử vong rất nhanh do thiếu oxy nặng.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân phân ra hai loại

a. Phù phổi cấp huyết động ( do tim) – Các bệnh về tim mạch (suy tim).

b. Phù phổi cấp tổn thương( không do tim)

Hội chứng suy hô hấp cấp ( viêm phổi, phế quản phế viêm, chấn thương lồng ngực, chết đuối…)

Ngộ độc cấp photphor, rắn độc cắn…..

Hoặc các tai biến khi làm thủ thuật: thông tim, chọc dịch màng phổi…….

Triệu chứng

Bệnh nhân khó thở dữ dội, đột ngột, thở nhanh nâng 50-60 lần/phút da tím tái, vã mồ hôi, vật vã kích thích.

Ho khạc ra bọt máu hồng

Tim nhanh nhỏ

Nghe phổi có đầy ran ẩm

Xử trí

Cho bệnh nhân thở oxy 8-10lít/phút

Hút đờm rãi, đặt bệnh nhân thở máy

Tiêm mocphin 0,01g tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp – Lợi tiểu: Laxilic 40mg- 80mg tiêm tĩnh mạch.

Điều trị nguyên nhân gây phù phổi cấp.

Điều trị củng cố cơn phù phổi cấp: Kháng sinh, sinh tố nâng đỡ cơ thể, an thần yên tĩnh.

II. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP

1.Nhận định tình hình:

Đây là một cấp cứu khẩn cấp có thể đe dọa tới tính mạng bệnh nhân vì vậy cần nhanh chóng đánh giá chính xác và theo dõi sát tình hình khó thở của bệnh nhân, tần số thở, màu sắc da, môi, chi, mũi miệng có bọt màu hồng? huyết động và ý thức của bệnh nhân để xử trí cấp cứu kịp thời.

2.Lập kế hoạch

Chống suy hô hấp

Giảm kích thích lo sợ của bệnh nhân: Cho nằm bất động

Thực hiện các y lệnh (dùng thuốc)

Theo dõi sát diễn biến

Chế độ nuôi dưỡng, vệ sinh cá nhân

3).Chuẩn bị thuốc, dụng cụ phương tiện

Thuốc:

Lasilic

Morphin

Digoxin

Lenitran( ô, hoặc viên)

Adalat (nang)

Dobutamin, dopamin,noradrenalin, adrenalin – Cordaron, atropin.

Dụng cụ phương tiện:

Bộ đặt Nội khí quản

Máy thở

Dây thở, kính mũi, masque thở ôxy

Hệ thống máy hút, dây hút, bình nước

Máy shock điện

Máy ghi điện tim

Bơm tiêm điện, máy truyền dịch

4)Thực hiện kế hoạch

Cho bệnh nhân ngồi, để thõng 2 chân xuống giường nếu nặng cho nằm tư thế đầu cao( 45- 90o)

Chống suy hô hấp cho bệnh nhân thở oxy qua mặt nạ liều lượng cao: 8- 10lít/phút

Khi đỡ khó thở nhiều giảm liều oxy 2-3 lít/phút

Khi bệnh nhân có sùi bọt hồng: Chuẩn bị dụng cụ, đặt Nội khí quản hoặc mở khí quản, thở máy, máy hút.

Thực hiện y lệnh

+ Dùng thuốc:- mocphin đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tiêm laxilic tĩnh mạch và các thuốc khác theo y lệnh

+ Lấy máu xét nghiệm, chụp X quang, ghi điện tim…

+ Chuẩn bị cho làm các thủ thuật: chọc tĩnh mạch dưới đòn

Theo dõi diễn biến và chăm sóc khác

+ Để bệnh nhân nằm yên tĩnh, tránh kích thích mạnh

+ Điều chỉnh nhịp thở 15-30phút/lần

+ Lấy mạch đo huyết áp 30phút/lần, nhiệt độ 3h/lần

+ Theo dõi độ bão hòa oxy máu SpO

+ Theo dõi sự ho khạc và bọt hồng

+ Theo dõi lượng nước tiểu

+Theo dõi ý thức

Theo dõi nhịp tim trên máy monitoring phát hiện những rối loạn nhịp, kịp thời báo bác sĩ để xử lý sớm.

Nếu có đặt ống Nội khí quản, mở KQ

+ Chuẩn bị máy thở cho bệnh nhân thở máy

+ Hút đờm rãi

+ Chăm sóc ống Nội khí quản, chăm sóc miệng vệ sinh sạch sẽ

Giảm kích thích và lo sợ cho bệnh nhân: Thái độ chăm sóc ân cần, chu đáo

Chăm sóc dinh dưỡng

+ Khi bệnh nhân qua cơn khó thở nặng cho uống sữa, nước hoa quả, ăn nhẹ cháo, súp.

+ Nếu bệnh nhân nặng thở máy: Đặt sonde dạ dày nuôi dưỡng

5) Đánh giá kết quả

*Kết quả chăm sóc tốt

Bệnh nhân đỡ khó thở, nhịp thở giảm xuống

Mạch giảm xuống 90-100 lần/phút

Da niêm mạc hồng

Bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt

Lượng nước tiểu > 1 lít/24 giờ – Bệnh nhân ăn uống được

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.