HUYỆT LẶC HÁ

肋罅穴

Lē xià xué

HUYỆT LẶC HÁ
HUYỆT LẶC HÁ

Xuất xứ của huyệt Lặc Há:

«Thiên kim dực»

Tên gọi của huyệt Lặc Há:

-Há (chỗ hổ để xen vào).

– Lặc (xương sườn).

Mô tả huyệt của huyệt Lặc Há:

Huyệt nằm ở bên ngực, từ đầu vú đo ra ngoài 4 thốn nằm giữa hai xương sườn, ngang với vú. Dùng một sợi dây đo khoảng cách từ hai núm vú, rồi cắt bớt đi một nửa, xong rồi lấy dây này một đầu đặt ở hên núm vú, kéo thẳng dây ra ngoài tận cùng của sợi chỉ là huyệt, hơi đưa cánh tay ra sau một tí để điểm huyệt.

Vị trí huyệt Lặc há

Tác dụng trị bệnh của huyệt Lặc Há:

Đau bụng, viêm màng ngực, đau thần kinh gian sườn.

Phương pháp châm cứu :

Cứu 3 – 14 lửa. Đàn ông bên trái, đàn bà bên phải.

Tham khảo của huyệt Lặc Há:

1. «Thiên kim» ghi rằng: “Hễ các loại lao truyền nhiễm (Ngũ thi: Phi thi, Tuần thi, Phong thi, Trầm thi, Thi chú) hiện nay đều dùng một phương để trị. Lấy dây nhỏ đo bên trong hai đầu vú người bệnh, xong gập đôi dây lại, rồi từ đầu vú đo ngang ra ngoài, ngang chỗ hõm ở đầu dây, cứu 3 lửa đến 7 lửa, nam cứu bên trái, nữ cứu bên phải”.

2. «Châm cứu khổng huyệt cập kỳ liệu pháp tiện lãm» ghi rằng: “Lặc há là kỳ huyệt, lấy dây đo độ dài giữa hai núm vú, xong cắt hai ra, một đầu đặt trên núm vú, một đầu hướng ngang thẳng sau vú, cuối chỉ là giữa hai sườn đó là huyệt, châm vào 3 – 5 phân, cứu 3 – 7 lửa chủ trị thần kinh gian sườn, viêm màng ngực, viêm màng bụng, sách xưa còn trị các loại lao phổi (phi thi) cứu 27 lửa, nam tả nữ hữu, nếu không đỡ tăng số lửa lên”.

Bài trướcHUYỆT LẶC ĐƯỜNG
Bài tiếp theoHUYỆT LÂM TUYỀN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.