HUYỆT NHŨ TRUNG
乳中穴
S 17 Ruihòng ( Jou Tchrong)
Xuất xứ của huyệt Nhũ Trung:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Nhũ Trung:
– ” Nhũ” có nghĩa là vú.
– “Trung” có nghĩa là chính giữa hay trung tâm.
Huyệt ở giữa núm vú nên gọi là Nhũ trung (giữa núm vú).
Huyệt thứ:
17 Thuộc Vị kinh.
Mô tả của huyệt Nhũ Trung:
1. VỊ trí xưa :
Chính giữa đầu núm vú (Giáp ất).
2. VỊ trí nay :
Ngay giữa núm vú, giữa xương gian sườn 4.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt :
là chùm tuyển vú, dưới nữa là cơ ngực to, cơ ngực bé, các gian sườn bé. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to, dây thần kinh ngực bé và dây thần kinh gian sườn 4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Nhũ Trung:
Sưng vú, sưng vú nổi hạch. Kích thích tình dục ở phụ nữ, kích thích để có sữa. Thường dùng làm mốc để đo huyệt vùng ngực và bụng.
Phương pháp châm cứu:
Huyệt nguy hiểm, ít khi châm cứu.
Tham khảo của huyệt Nhũ Trung:
1. «Giáp ất» quyển thứ 3 ghi rằng: “Nhũ trung cấm châm cứu, châm cứu sẽ làm nhiễm trùng”.
2. «Trủu hậu bị cấp thương» quyển thứ 3 ghi rằng: “Trị động kinh, cứu Nhũ đầu cả hai bên mỗi bên 3 lửa, lại cứu ngón chân cái 7 lửa ở chỗ giữa chùm lông, cứu ở khớp gốc ngón út ở chân 7 lửa”.
3. «Thiên kim» quyển thứ 5 ghi rằng: “Trẻ con ung nhọt (bạo ung), cứu hai đầu vú, trẻ con nữ cứu dưới hai đầu vú hai phân”.
4. Theo “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt Nhũ trung cấm không được châm và cứu (Cấm bát khả thích cứu). Theo “Trửu hậu bị cấp phương”, “Thiên kim phương”, “Ngoại đài” dùng cứu huyệt này. Hiện nay huyệt không châm cũng không cứu, chỉ dùng nó trong việc định vị trí tiêu chuẩn đo để tính các du huyệt ở vùng ngực bụng.