KINH TIỂU TRƯỜNG

Thiếu trạch

Tỉnh kim huyệt của Tiểu trường. Huyệt này còn có tên tiểu cát.

Vị trí: huyệt nằm ở nơi tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn tay, trên đường ngang qua chân móng tay 5, góc trong gốc móng tay út.

Tác dụng: thanh tâm hỏa, tán phong nhiệt, thông sữa; dùng để điều trị cứng gáy, cứng lưỡi, đau họng, đau mắt, cấp cứu ngất, hôn mê, sốt cao, sốt rét, viêm tuyến vú, thúc sữa.

Tiền cốc

Huỳnh thủy huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: huyệt nằm ở nơi tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn tay, cạnh trong bàn tay, ngang đường tiếp giáp giữa đầu gần và thân xương đốt 1 ngón thứ 5.

Tác dụng: dùng để điều trị ngón tay tê, đau, ngứa, đau tay, đau họng, cứng gáy, chảy máu mũi, ù tai, sốt, sốt rét, viêm vú, động kinh, tiểu đỏ.

Hậu khê

Du mộc huyệt của Tiểu trường, một trong bát mạch giao hội huyệt thông với Đốc mạch.

Vị trí: huyệt nằm ở nơi tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn tay, cạnh trong bàn tay, ngang đường tiếp giáp giữa đầu xa và thân xương bàn tay thứ 5.

thanh thần chí, đuổi nội nhiệt, thông Đốc mạch, củng cố biểu phận, thư cân mạch; dùng để điều trị ngón tay đau duỗi khó khăn, đau cứng gáy, đau đầu, chảy máu mũi, đau mắt, ù tai, điếc tai, sốt rét, động kinh, tiểu đỏ.

Uyển cốt

Nguyên huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: huyệt nằm ở nơi tiếp giáp giữa da gan và da lưng bàn tay, cạnh trong bàn tay, giữa xương bàn ngón 5 và xương móc.

Tác dụng: sơ tà khí của kinh thái dương, thanh thấp nhiệt ở tiểu trường; dùng điều trị đau nhức tại chỗ, đau đầu, cứng gáy, ù tai, mờ mắt, hoàng đản, sốt không có mồ hôi.

Dương cốc

Kinh hỏa huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: huyệt ở chỗ lõm sát đầu mỏm trâm xương trụ.

Tác dụng: dùng để điều trị đau cổ tay, đau phía sau trong cánh tay, đau cổ gáy, ù tai, điếc tai, sốt, điên cuồng, trẻ em bại liệt, cứng lưỡi không nói được.

Dưỡng lão

Khích huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: từ huyệt dương cốc đo lên 1 thốn.

Tác dụng: thư cân, thông lạc sáng mắt; dùng điều trị sưng đau phía sau trong cẳng tay, đau nhức cánh tay và tai, mắt mờ.

Chi chính

Lạc huyệt của Tiểu trường.

Vị trí: chỗ lõm đầu xương trụ, ngoài bàn tay nối với rãnh trụ, từ chỗ lõm đo lên 5 thốn.

Tác dụng: tay co, ngón tay không nắm được, sốt, điên, kinh sợ.

Tiểu hải

Hợp thổ huyệt của Tiểu trường. Huyệt còn có tên là thửu khúc tuyền.

Vị trí: trên nếp khuỷu tay, trong rãnh ròng rọc.

Tác dụng: tán tà ở kinh thái dương, thông nhiệt kết ở tiểu trường, đuổi phong khí, thanh thần khí; dùng để điều trị đau sưng khuỷu tay, đau vai, đau cổ, đau hàm, đau răng, điếc, điên.

Thính cung

Hội huyệt của thủ túc thiếu dương, thủ thái dươnHuyệt còn có tên là đa sở văn.

Vị trí: huyệt nằm ở trước và giữa nắp tai (há miệng ra có chỗ lõm).

Tác dụng: tuyên nhĩ khí, định thần chí; dùng để diều trị đau, ù tai, điếc tai.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.