Kinh (Túc thái dương) bàng quang

Lộ trình đường kinh

Bắt đầu từ khóe mắt trong (tình minh), chạy lên trán, vòng từ trước trán ra sau gáy (ở đoạn này đường kinh có nhánh giao hội với Đốc mạch ở đầu, tách một nhánh ngang đi từ đỉnh đầu đến mỏm tai và một nhánh vào não). Từ đấy chia làm 2 nhánh:

Nhánh 1 chạy xuống lưng cách đường giữa lưng 1,5 thốn, chạy tiếp xuống mông, mặt sau đùi rồi vào giữa khoeo chân.

Nhánh 2 chạy xuống lưng cách đường giữa lưng 3 thốn, chạy tiếp ở phía ngoài mặt sau đùi đến hợp với nhánh thứ 1 ở giữa khoeo chân (ủy trung).

Đường kinh tiếp tục chạy xuống mặt sau cẳng chân, xuống phía sau mắt cá ngoài (tại huyệt côn lôn) rồi chạy dọc bờ ngoài mu bàn chân đến tận cùng ở góc ngoài gốc móng chân thứ 5.

Đường kinh Bàng quang ở vùng thắt lưng có nhánh ngầm đi vào thận rồi đến Bàng quang.

đường đi kinh bàng quang

Các huyệt trên đường kinh Bàng quang

Có tất cả 67 huyệt trên đường kinh Bàng quang. Những huyệt tên nghiêng là những huyệt thông dụng.

Tình minh

Toản trúc

Mi xung

Khúc sai

Ngũ xứ

Thừa quan

Thông thiên

Lạc khước

Ngọc chẩm

Thiên trụ

Đại trữ

Phong môn

Phế du

Quyết âm du

Tâm du

Đốc du

Cách du

Can du

Đởm du

Tỳ du

Vị du

Tam tiêu du

Thận du

Khí hải du

Đại trường du

Quan nguyên du

Tiểu trường du

Bàng quang du

Trung lữ du

Bạch hoàn du

Thượng liêu

Thứ liêu

Trung liêu

Hạ liêu

Hội dương

Thừa phù

ân môn

Phù khích

ủy dương

ủy trung

Phụ phân

Phách hộ

Cao hoang

Thần đường

Y hy

Cách quan

Hồn môn

Dương cương

ý xá

Vị thương

Hoang môn

Chí thất

Bào hoang

Trật biên

Hợp dương

Thừa cân

Thừa sơn

Phi dương

Phụ dương

Côn lôn

Bộc tham

Thân mạch

Kim môn

Kinh cốt

Thúc cốt

Thông cốt

Chí âm

Biểu hiện bệnh lý

Đoạn 8, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:

Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng “xung đầu thống”, mắt đau như muốn thoát ra ngoài, cổ gáy như bị gãy rời ra, cột sống bị đau, thắt lưng như gãy, mấu chuyển lớn không thể co lại được, khoeo chân như kết lại, bắp chuối như nứt ra, ta gọi đây là chứng “khỏa quyết”. Đây là chứng “Sở sinh bệnh” chủ về cân: trĩ ngược, cuồng điên tật, giữa đỉnh đầu bị đau nhức, mắt vàng, chảy nước mắt, chảy máu cam; tất cả từ cổ, gáy, lưng, thắt lưng, xương cùng, khoeo chân, chân đều đau nhức; ngón út không còn cảm giác.

“Thị động tắc bệnh xung đầu thống, mục tự thoát hạng như bạt, tích thống, yêu tự chiết, bễ bất khả dĩ khúc, quắc như kết thuyện như liệt. Thị vi Khỏa quyết. Thị chủ cân Sở sinh bệnh giả trĩ ngược cuồng điên tật, đầu tín đỉnh thống, mục hoàng, lệ xuất, cừu nục, hạng bối yêu cừu quắc thuyện cước giai thống, tiểu chỉ bất dụng”.

Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên ngoài: cảm giác như khí thượng nghịch gây nên đau đầu, mắt đau như muốn thoát ra ngoài, cổ gáy như bị gãy rời ra, bị xoay vặn, đau cột sống, thắt lưng đau như bị gãy, không gập được gối, đau như bị đè nén ở hố nhượng chân, đau bắp chân như bị nứt, xé.

Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong: trĩ, sốt và lạnh run, điên cuồng, giữa đỉnh đầu bị đau nhức, mắt vàng, chảy nước mắt, chảy máu cam. Tất cả từ cổ, gáy, lưng, thắt lưng, xương cùng, khoeo chân, chân đều đau nhức, không cử động được ngón chân út.

KINH (TÚC THÁI DƯƠNG) BÀNG QUANG

Lộ trình kinh chính Bàng quang có liên hệ đến:

Chức năng của Bàng quang và Thận.

Vùng cơ thể: mắt (phía trong), đầu (chủ yếu đỉnh và mặt sau), gáy, lưng, mông, mặt sau chi dưới.

Do kinh Bàng quang là kinh dương nên được vận dụng vào chẩn đoán và điều trị chủ yếu ở phần ngoài (nông) của cơ thể.

Do kinh Bàng quang có quan hệ với thái dương (hàn – thủy) nên bệnh ngoại cảm – thái dương chứng (phần bên ngoài nhất/cơ thể) thường có biểu hiện theo kinh Bàng quang như sốt, đầu gáy cứng đau, đau cứng lưng, đau nhức nhượng chân.

Do có liên hệ đến các vùng cơ thể như đầu, mặt sau thân, mặt sau chi dưới, nên bệnh của kinh Bàng quang có những biểu hiện như đau đầu kèm đau mắt dữ dội (Xung đầu thống), đau cổ lưng kèm đau cứng xương cùng, khoeo chân (khỏa quyết).

Kinh chính Bàng quang thực tế không có liên hệ đến vùng hậu môn (giang môn). Tuy nhiên kinh biệt Bàng quang (tham khảo thêm bài kinh biệt Bàng quang) lại có quan hệ đến vùng này nên bệnh của kinh Bàng quang có những biểu hiện như đau vùng hậu môn do trĩ.

Những huyệt thường dùng của kinh Bàng quang: tinh minh, toản trúc, thiên trụ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, can du, cách du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, thận du, khí hải du, đại trường du, quan nguyên du, tiểu trường du, bàng quang du, bạch hoàn du, thượng liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu, ân môn, ủy dương, ủy trung, cao hoang, chí thất, trật biên, thừa sơn, phi dương, côn lôn, kinh cốt, chí âm

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.