Mang thai là một quá trình sinh lý phức tạp. Bất kỳ một mắt xích khác thường nào trong giai đoạn này đều không đem lại sự thành công.

Đầu tiên, cần có hệ sinh sản nam bình thường, có thể sản xuất tinh trùng khỏe mạnh với số lượng nhất định, có khả năng phóng tinh, để có thể thụ tinh khi tinh trùng theo tinh dịch vào âm đạo.

Thứ đến, cần có hệ sinh sản nữ bình thường, có thể sản xuất trứng bình thường, đồng thời trứng đi vào được ống dẫn trứng, kết hợp với tinh trùng và bám chắc vào niêm mạc tử cung để phát triển thành thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình phát triển của thai nhi, còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tô như hoàn cảnh môi trường, di truyền, miễn dịch, thuốc…
chuẩn bị trước khi mang thai

Thời cơ sinh đẻ tốt nhất

Khi đã biết được điều kiện cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai, chúng ta còn cần phải hiểu và biết cách chọn lựa thời cơ mang thai như thế nào là tốt nhất.

chuẩn bị trước khi mang thai
chuẩn bị trước khi mang thai

Thứ nhất, nam và nữ đều phải khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính. Ví dụ như đang trong thời kỳ hoạt động của bệnh viêm gan, bệnh lao…thì cần phải chữa khỏi hoặc ức chế bệnh xong mới có thể mang thai; nếu bị bệnh mạn tính cần tích cực chữa trị, để tình trạng bệnh ức chế hạn mới được có thai. Có một số bệnh nghiêm trọng, như bệnh suy tim và bệnh về chức năng tìm giai đoạn 2 hay 3 trở lên, tim mẹ yếu thì không thể nhận thêm gánh nặng khi mang thai nên không thích hợp mang thai. Khi bị bệnh viêm gan cấp, người mẹ sẽ rất dễ lây cho con, và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thế hệ sau. Ngoài ra cần đặc biệt chú ý cơ quan sinh sản có bị bệnh dẫn đến không thể có thai được, ví dụ như bị viêm niêm mạc tử cung, viêm tuyến tiền liệt, bệnh cơ quan sinh dục…, những bệnh này đều không thích hợp cho việc thụ thai.

Thứ hai, đồng thời với sự chuẩn bị thể trạng khỏe mạnh, yếu tố tâm lý cũng cần được chuẩn bị tốt. Nên giữ trạng thái tâm lý thanh thản, vui vẻ để thai nhi được hình thành trong một hoàn cảnh tốt; tránh căng thẳng tinh thần, sốc mạnh có thể gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Trạng thái tâm lý tích cực có thể điều chỉnh trạng thái ổn định cho cơ thể, khắc phục được những trở ngại tâm lý, giảm chứng nôn ói, cao huyết áp d phụ nữ mang thai, tránh được nguy cơ bị sảy thai, sinh khó….

Thứ ba, cần có hoàn cảnh làm việc tốt. Tránh tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc, khói thuốc…

Thứ tư, nên mang thai ở độ tuổi thích hợp, mang thai ở tuổi quá lớn hay quá nhỏ đều có nhiều yếu tố bất lợi. Tuổi quá lớn chất lượng tế bào trứng giảm, thai nhi sẽ dễ mang bệnh về nhiễm sắc thể.

Thứ năm, ngăn ngừa tình trạng hôn nhân gần. Tuy khả năng phát bệnh di truyền trong những người thân không nhiều nhưng họ mang nhiều những yếu tố gây bệnh như nhau, vì vậy khi một người mang một yếu tố gây bệnh nào đó, phôi ngẫu với người cũng rất có khả năng mang yếu tố gây bệnh này, khả năng con sinh ra bị mắc bệnh này sẽ tăng rõ rệt.

Thứ sáu, cần bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ và cung cấp thức ăn đa dạng cho người mẹ. Mẹ khỏe thì con mới khỏe, muốn có một đứa con khỏe mạnh thì mẹ phải được cung cấp dinh dưỡng tốt. Vì dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn dựa vào dinh dưỡng của mẹ, mẹ dinh dưỡng không đủ, thai nhi sẽ phát triển chậm.mangthaiho

Thứ bảy, hỏi ý kiến về những bệnh di truyền, tránh để ra đời bé bị mắc bệnh di truyền. Đối với những người đã sinh con mắc bệnh di truyền thì trước khi chuẩn bị cho lần mang thai sau cần đến bệnh viện để hỏi ý kiến bác sĩ và chuẩn bị tốt mọi việc để bé ra đời bình thường khỏe mạnh.

CHẤT LƯỢNG SINH SẢN VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

bảo đảm tốt về trí lực và thể lực, không sinh ra một thế hệ sau với trí lực và thể chất kém.Để có được điều này, ngoài việc nâng cao phẩm chất tư tưởng đạo đức, trình độ văn hóa, khoa học, còn cần nâng cao tố chất của bản thân mỗi conngười.

Bài trướcNhiễm Candida – Nhiễm trùng cơ hội HIV
Bài tiếp theoNhững yếu tố ảnh hưởng đến mang thai

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.