Bị bệnh trong thai kỳ: vấn đề bị bệnh trong thai kỳ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Đầu tiên do mầm bệnh có thể gây sảy thai, thứ đến có thể làm thai nhi phát triển không bình thường về thể lực và trí lực. Dưới đây là một vài bệnh thường gặptrong những bệnh bị nhiễm trong thai kỳ.

Những ảnh hưởng khi mang bầu
Những ảnh hưởng khi mang bầu

Bệnh viêm gan siêu vi B:

Là bệnh viêm gan thường gặp nhất, tiêu chí biểu thị bị nhiễm bệnh là HBsAg dương tính. Bệnh có thể lây sang thai nhi qua nhau thai, ngoài ra bệnh còn có thể nhiễm lúc sinh qua tiếp xúc với máu và nước ối của mẹ. Sau khi sinh, mẹ cũng có thể lây bệnh cho con qua nước bọt, mồ hôi, sữa.

Mẹ bị viêm gan B cấp tính trong cuối thai kỳ có khoảng 70% thai nhi sẽ bị nhiễm bệnh; Nếu giữa thai kỳ tỷ lệ đó là 25%; Không có biểu hiện rõ rệt ở trẻ sơ sinh nếu mẹ bị bệnh ở đầu thai kỳ.

Nếu mẹ có HBsAg dương tính thì 5o% trẻ có HbsAg dương tính.

 viêm gan siêu vi B
viêm gan siêu vi B

Nếu mẹ có HBeAg dương tính (biểu thị thời kỳ truyền nhiễm), đa số trẻ sinh ra đều bị nhiễm bệnh. Vì vậy để sinh ra đứa con khỏe mạnh cần kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân. Nếu đã mắc bệnh viêm gan B cần chọn phương pháp ngừa thai, sau khi chữa khỏi bệnh mới mang thai. Nếu sau khi mang thai mới kiểm tra phát hiện mang bệnh thì cần trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.

Virus bệnh tế bào lớn (CMV – cytomegalo Vi­rus):

Bệnh này rất phổ biến, theo thống kê khoảng 90% người lớn đã từng bị nhiễm virus này. Thông thường khi bị nhiễm virus, không có triệu chứng rõ rệt, phụ nữ sau khi mang thai do có sự thay đổi hệ thống nội tiết và chức năng miễn dịch, nên virus sinh sôi phát triển nhanh chóng. Bề ngoài thai phụ không thấy biểu hiện gì nhưng trong máu có IgM dương tính. Virus này ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi như gây tử vong, sảy thai hay dị dạng.

Bệnh Rubela:

Bệnh này là một trong những nguyên nhân chính gây dị dạng ở thai nhi. Vìrus này qua nhau thai vào thai nhi, sinh sôi phát triển trong tế bào của thai nhi, làm giảm tốc độ phân tách tế bào, như vậy gây ảnh hưởng trở ngại đối với sự phát triển và phân hóa bình thường thành các cơ quan. Có thể tiêm chủng, sau đó lựa chọn biện pháp tránh thai, sau 3 tháng mới mang thai, để cơ thể sản sinh kháng thể kháng virus mới có tác dụng phòng bệnh.

Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với thai nhi

Thai nhi trong quá trình phát triển, rất dễ bị ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhiên, như tiếng ồn, phóng xạ, chất hóa học độc hại…Vì vậy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai ngoài việc giữ gìn sức khỏe không để nhiễm bệnh, dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần thoải mái còn cần tránh những kích thích có hại, gây tổn thương đến thai nhi.

Tiếng ồn: Tiếng ồn là một loại âm thanh không qui luật, các nhà môi trường học hiện đại đã nghiên cứu chứng minh tiếng ồn có hại đối với sức khỏe con người. Trong môi trường ồn (90 deciben trở lên), con người sẽ cảm thấy chóng mặt, ù tai, đau đầu, mất ngủ, huyết áp tăng, tim đập nhanh, giãn đồng tử…thời gian lâu sẽ ảnh hưởng đến các chức năng điều hòa của các cơ quan. Thai nhi trong bụng mẹ cũng có biểu hiện cảm nhận được tiếng ồn, tiếng ồn làm thai nhi bất an, thai máy (cử động của thai nhi) nhiều lần, từ đó sẽ tiêu phí nhiều dinh dưỡng và năng lượng, không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thời gian đầu thai kỳ có thể gây ức chế sự phân hóa phát triển các cơ quan mà dẫn đến dị dạng hoặc sẩy thai. Nếu phải chịu tiếng ồn trong toàn bộ thai kỳ sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi. Vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý tránh tiếng ồn, không ở lâu trong môi trường có tiếng ồn.

Chất phóng xạ: Chất phóng xạ có khả năng xuyên thấu rất lớn, những tia phóng xạ thường, nếu chiếu với lượng nhỏ có thể gây tổn hại đếntổ chức tế bào, là căn nguyên gây đột biến. Mang thai trong 12 tuần đầu là thời kỳ các tổ chức tế bào đang từng bước diễn biến hình thành những cơ quan khác nhau của cơ thể, thời kỳ này rất mẫn cẩm với chât phóng xạ, rất dễ gây dị dạng cho thai nhi hoặc gây sảy thai. Vì vậy trong giai đoạn này tuyệt đối tránh tiếp xúc với chất phóng xạ.

Tia X là một trong những tia phóng xạ, mang thai trong thời kỳ đầu nên tránh kiểm tra sức khỏe bằng tia X. Nếu phụ nữ mang thai trong 12 tuần đầu của thai kỳ mà chụp X quang vùng bụng hoặc chụp X quang vùng ngực nhiều lần thì cũng nên nạo thai. Qua 12 tuần đầu của thai kỳ, đa số các cơ quan đã được hình thành, nhưng tuyến sinh dục và hệ thống thần kinh vẫn còn tiếp tục phát triển, nên vẫn cần tránh chụp X quang.Cuối thai kỳ, các cơ quan đã phát triển xong, một lượng nhỏ tia X không gây dị hình cho thai nhi.

Ngoài ra, khi máy truyền hình đang làm việc tuy rằng có thể sản sinh một lượng nhỏ tia X, nhưng độ xuyên thấu rất kém, không gây hại cho cơ thể, và cũng không gây hại cho thai phụ, nhưng khi xem ti vi vẫn cần giữ khoảng cách nhất định {thông thường nên cách xa 2 m trở lên). Thời gian xem truyền hình cũng không nên quá dài, không nên xem những tiết mục có tính kíchthích mạnh, để tránh gây căng thẳng tinh thần, ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi và giấc ngủ. Xem truyền hình xong tốt nhất nên rửa mặt.

Một số chú ý khác

  1. Trong thuốc bảo vệ thực vật đa số có chứa photpho, clo hữu cơ, urê…, chúng đều có khả năng gây dị dạng cho thai nhi. Những chất này có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc thậm chí làm thai chết trong tử cung thông qua sử dụng nước, thức ăn bị ô nhiễm nông dược hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy phụ nữ mang thai cần nghiêm cấm tiếp xúc với nông dược.
  2. Trong những chất kim loại và hợp chất vô cơ, thủy ngân và trì là có độc đối với con người. Phụ nữ mang thai nếu dùng nước uống bị ô nhiễm bởi nước thải có chứa thủy ngân có thể gây tổn hại đến thần kinh não của thai nhi, tiếp xúc với chì ở nồng độ cao có thể gây sảy thai, gây tê liệt, thiếu máu và tổn thương cho thận của thai nhi. Ngoài ra, không khí bị ô nhiễm như bị lưu huỳnh cũng gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Hoàn cảnh môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh sản, những phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện môi trường hóa học, nhiệt độ cao, đông lạnh, ngành dược, thiếu oxy, áp suất cao, phóng xạ, cần hết sức chú ý tự bảo vệ mình, đặc biệt là trong 12 tuầnđầu của thai kỳ, cố gắng không„tiếp xúc với những môi trường kể trên.
  1. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với thai nhi đã được nhiều người biết đến. Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây dị dạng cho thai nhi, hút thuốc khô.ng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng cả đến thai nhi. Nicotin trong thuốc lá gây co rút huyết quản nhau thai, lượng máu cung cấp cho thai nhi giảm, và vì hàm lượng co,, trong máu của mẹ tăng nhiều dẫn đến hàm lượng co,, trong máu thai nhi cũng tăng, gây tình trạng thiếu oxy, thêm vào đó là những ảnh hưởng của các chất độc hại khác dễ gây nên sảy thai, thai phát triển chậm, đẻ non, tử vong khi sinh, chết thai. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động xấu trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng xấu cho trẻ sau này liên tục đến năm 11 tuổi. Vì sức khỏe con trẻ, những phụ nữ chuẩn bị làm mẹ hãy cai thuốc lá.

Bản thân mình không hút thuốc nhưng lại phải ngửi khói thuốc của những người xung quanh gọi là hút thuốc bị động, cũng rất bất lợi cho thai nhi

  1. Nghiện rượu làm giảm khả năng sinh đẻ ớ phụ nữ. Phụ nữ mang thai nếu uống rượu quánhiều sẽ dẫn đến thai nhi phát triển bất thường, gọi là “hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi”, gây trở ngại cho sự phát triển bình thường của hệ thần kinh, gây thể trọng thấp, đầu nhỏ, mặt, tim, tứ chi dị dạng… Để sinh được đứa con khỏe mạnh thì mẹ không nên uô”ng rượu, đối với những phụ nữ thường hay uống rượu cần bỏ uống rượu vài tháng trước khi mang thai.

Phụ nữ trước và trong thời kỳ mang thai nếu dùng thuốc cần chọn thuốc an toàn, liều lượng thích hợp, có hiệu quả, cần thiết. Không được lạm dụng thuốc, nhưng cũng không phải là không được dùng bất cứ thuốc nào. Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh cũng cần phải được bác sĩ chẩn đoán kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.