MANG THAI THÁNG THỨ 3

Hiện tượng buồn nôn: Trong ba tháng đầu thai kì, hầu hết các mẹ đều có cảm giác buồn nôn, gọi là “nghén”. Mức độ ốm nghén không nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng tới công việc của mẹ, cũng không cần uống thuốc hay trị liệu, vì cảm giác này sẽ hết dần sau khoảng 12 tuần. Một số trường hợp, các mẹ bị nghén rất nghiêm trọng, không thể ăn uống được gì, thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn đe dọa tính mạng.
Sảy thai: Ba tháng đầu là lúc dễ bị sảy thai nhất. Các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, giữ cho mình tâm trạng thoải mái, kiêng sinh hoạt tình dục và chú ý an toàn trong cuộc sống hàng ngày.
Sinh hoạt tình dục: Vì khả năng bị sảy thai trong ba tháng đầu thai kì khá lớn nên các mẹ nên kiêng sinh hoạt tình dục.
Kiểm tra lần đầu: Sau khi các mẹ chắc chắn là mình đã có bầu thì nên đến bệnh viện để kiểm tra. Các mẹ nên giữ lại những kết quả xét nghiệm và khám lần đầu tiên này, sau đó định kì kiểm tra để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đặc biệt, các mẹ sinh đôi hoặc có bệnh phải chú ý tuân thủ lời dặn của bác sĩ.
Bổ sung canxi: Đây là giai đoạn răng của thai nhi phát triển nên các mẹ cần chú ý bổ sung thêm canxi bằng cách thêm thực phẩm chứa canxi vào bữa ăn hàng ngày, ví dụ như xương sườn, sữa, váng sữa, cá và tôm…
Phát triển trí não: Từ tháng này và 6 tháng trở về sau là thời kì não bộ thai nhi phát triển, số lượng tế bào não của thai nhi tăng lên nhanh chóng, thể tích và sợi thần kinh cũng tăng lên, sự liên kết giữa các tế bào não mạnh mẽ hơn. Do đó, các mẹ nên ăn những loại thực phẩm bổ não như cá, trứng gia cầm, hạt quả óc chó, lạc, vừng…

Dinh dưỡng mang thai tháng thứ
Dinh dưỡng mang thai tháng thứ 3
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI

Ở tháng thứ ba, trọng lượng của thai nhi khoảng 20g và dài khoảng 8-9 cm. Từ lúc này, chúng ta đã có thể nhìn thấy hình dáng của thai nhi rồi. Khuôn mặt và ngũ quan đã thành hình, bốn chi tiếp tục phát triển dài ra, hiện rõ hình dạng ngón tay và ngón chân, trên đầu ngón tay đã xuất hiện vân tay. Thai nhi rất hiếu động và thường xuyên nghịch ngợm trong bụng mẹ, lúc thì giơ tay, đạp chân, lúc thì huơ huơ tay, nhiều lúc lại lắc đầu hoặc gật đầu liên tục. Lúc này, nhau thai đã hoạt động thành thục, thai nhi có thể tiến hành đào thải các chất thải trong cơ thể, thân cũng đã bắt đầu hoạt động.
Hết tháng thứ ba cũng là chấm dứt giai đoạn đầu của thai kì. Tử cung người mẹ đã nở to một cách rõ rệt hơn, chèn ép vào bàng quang, nhìn bụng đã to hơn nhưng vẫn phải lấy tay sờ vào thì mới cảm nhận được sự thay đổi so với lúc trước. Màu sắc của cơ quan sinh dục trở nên đậm hơn, từ rốn đến ngón chân hiện lên những đường gân màu đen. Dịch tiết âm đạo nhiều hơn và hiện tượng ốm nghén cũng dữ dội hơn do tác động của các hormone. Các mẹ phải hết sức thận trọng trong sinh hoạt và làm việc.

Thai nhi được 3 tháng tuổi
Thai nhi được 3 tháng tuổi
GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC VỀ THAI KÌ

Tính tuần tuổi cho thai nhi như thế nào
Đáp: Có thể xác định tuần tuổi của thai nhi thông qua siêu âm.
Nhiều mẹ không thể nhớ rõ được thai nhi được hình thành từ lúc nào, cũng không biết được số tuần tuổi của thai nhi là bao nhiêu nên rất bất tiện trong việc định kì kiểm tra và lên kế hoạch sinh con. Vậy, chúng ta có thể dựa vào phương pháp nào để xác định tuổi của thai nhi?
Bây giờ thai nhi cũng đã được ba tháng rồi, các mẹ cũng nên đi khám thai lần đầu tiên. Hình thức kiểm tra chính là siêu âm. Rất nhiều thông số về thai nhi.

ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ MẸ

Đều được thể hiện trên kết quả siêu âm. Các bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào đó để xác định tuần tuổi của thai nhi.
Những thông số về thai nhi mà các mẹ cần quan tâm là: Đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, chu vi vòng bụng, độ dài xương. Vào ba tháng cuối của thai kì, cần theo dõi chỉ số nước ối, thai vị và lưu lượng máu qua dây rốn.

Siêu âm thai có hại gì không

Đáp: Không
Siêu âm thai thường dùng sóng siêu âm B, không có bức xạ điện từ. Siêu âm B là một loại kiểm tra vật lí, sóng siêu âm chỉ quét qua người trong một thời gian rất ngắn nên không có hại gì cho cơ thể mẹ và cũng không có hại cho thai nhi. Nhưng vì khi siêu âm sẽ có hiện tượng sinh nhiệt nên nếu để sóng siêu âm tiếp xúc lâu trên một vị trí của cơ thể thì sẽ có ảnh hưởng không tốt. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa phát hiện trường hợp siêu âm nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé cả.
Dù vậy, điều này không có nghĩa là các mẹ muốn siêu âm bao nhiêu lần cũng được, nhất là trong thời gian đầu, khi thai nhi rất nhạy cảm với những kích thích từ môi trường bên ngoài, nếu không cần thiết thì không nên siêu âm. Trong suốt thai kì, chỉ cần siêu âm 3 – 4 lần là đủ, mỗi lần kiểm tra không quá 5 phút. Trong một số trường hợp, có thể các mẹ sẽ phải siêu âm nhiều lần, ví dụ như khi âm đạo bị xuất huyết, phần bụng không phát triển tương ứng với số tuần tuổi của thai nhi hoặc là ngôi thai không thuận…

Cân nặng của mẹ tăng lên bao nhiêu thì vừa

Đáp: Cân nặng của người mẹ có liên quan đến thời gian mang thai. Trong toàn bộ thai kì, các mẹ thường tăng khoảng 10 – 13 kg, hoặc 12 – 15kg. Nếu tăng quá 15 kg thì phải khống chế cân nặng ngay vì có thể gây ra tình trạng thai nhi to quá, khi sinh sẽ gặp khó khăn.
Khi đủ tháng, nếu cân nặng thai nhi là 4kg thì người mẹ cần tăng khoảng 6 – 9kg hoặc 8 – 11 kg là vừa. Với các mẹ bị thừa cân thì thể trọng nên tăng khoảng 5 – 9kg, người bị béo phì nên tăng khoảng 6.8 – 11.3kg.
Cân nặng tăng thêm trong từng giai đoạn của thai kì cũng không giống nhau:

3 tháng đầu, căn nặng của thainhi có thể đạt 20g, cân nặng của mẹtăng thêm khoảng 0.5 – 0.7kg, nếu bịnghén nặng quá thì chỉ tăng khoảng0.5kg.20 tuần tuổi, thai nhi nặngkhoảng 200 – 350g, cân nặng của mẹtăng khoảng 4kg.
30 tuần tuổi, thai nhi nặngkhoảng 1.500 – 2.000g, cân nặng củamẹ tăng thêm khoảng 9kg.40 tuần tuổi, thai nhi có thểnặng khoảng 4kg, cân nặng của mẹtăng thêm khoảng 13kg. Đây cũng là
thời điểm thai nhi sắp chào đời.Các mẹ có thể căn cứ vào nhữngsố liệu trên đây để biết mình tăng cânnhanh hay chậm. Nếu tăng cân quánhanh thì cần phải hạn chế lượngthức ăn hàng ngày; nếu tăng cânchậm quá thì nên chú ý đến vấn đề
thai chết lưu hoặc chậm phát triển.Những mẹ bị thừa cân hay béo phì thì càng cần phải quan tâm đến cân nặng tiêu chuẩn của các bà bầu, khi đi khám thai hãy hỏi bác sĩ về những biến chứng có thể xảy ra khi sinh con, rèn luyện thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, chú ý bảo vệ sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Mẹ cân để xem mình tăng bao nhiêu cân, bé yêu có bị béo phì hay không.

Có nên giữ lại thai nhi một cách mù quáng.
Đáp: Ai cũng biết sinh một đứa con không hề dễ dàng. Tuy nhiên, giữ lại thai một cách mù quáng cũng không hề có lợi.
Vì nhiều nguyên nhân mà các mẹ có thể bị xuất huyết âm đạo trong 3 tháng đầu của thai kì, đây là dấu hiệu của việc bị sảy thai. Vậy là liền tới bệnh viện đểyêu cầu bác sĩ tiêm thuốc hay kê thuốc uống nhằm giữ lại thai nhi. Trên thực tế, con người cũng là một sinh vật trong giới tự nhiên và cũng phải chịu quy luật lựa chọn của tự nhiên. Các mẹ bị xuất huyết chứng tỏ một điều rằng thai nhi không phù hợp với môi trường phát triển trong bụng mẹ. Liệu có cần nhất quyết giữ lại thai nhi trong trường hợp này?

Việc giữ lại thai nhi sẽ có những hậu quả như sau:

Bị ảnh hưởng về tâm lí

Sau khi người mẹ biết tin thai nhi có thể bị sảy thì thường có một tâm trạng rất hoang mang, lo lắng, chạy đông chạy tây để tìm bác sĩ giỏi, nhằm giữ lại thai nhi. Vậy là tâm trạng người mẹ luôn ở trong trạng thái tiêu cực, lúc nào cũng sợ hãi, ảnh hưởng đến quá trình sản sinh nội tiết tố trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Nếu đã thử mọi cách mà vẫn bị sảy thai thì trong lòng sẽ luôn cảm thấy day dứt, dằn vặt và khó phục hồi hơn.

Quá thời hạn sảy thai

Trong thành phần của một số thuốc an thai có tác dụng ức chế co bóp tử cung, khiến cho phôi thai không thể tự bị đào thải ra khỏi cơ thể mà sẽ bị kẹt lại trong tử cung người mẹ và dính vào thành tử cung, gây ra hiện tượng quá thời hạn sảy thai. Chính vì thế mà phải nạo thai để lấy phôi thai ra. Việc này không chỉ gây ra đau đớn cho người mẹ mà phôi thai còn có thể bị sót lại trong tử cung, dẫn đến tình trạng dính hoặc thủng tử cung, gây khó khăn cho những lần mang thai sau.

Dị dạng thai nhi

Các nghiên cứu đã cho thấy, cho dù người mẹ có điều trị tích cực đến thế nào thì khả năng thai nhi bị dị dạng, khuyết tật vẫn là 50%. Một đứa trẻ tàn tật, khiếm khuyết ra đời không chỉ là gánh nặng với cha mẹ và gia đình mà còn thường bị chết yểu, nếu có sống thì cũng gặp rất nhiều khó khăn và đau khổ trong việc sinh hoạt, học tập và lập gia đình.
Chính vì thế, để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh và thông minh thì đòi hỏi mỗi người làm cha mẹ cũng phải lí tính một chút, phân tích rõ tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân vì sao lại bị sảy thai, sau đó chuẩn bị thật kĩ lưỡng cho lần mang thai sau.

Bài trướcĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH MANG THAI THÁNG THỨ 2
Bài tiếp theoNhững điều cần biết về bệnh viêm thận và niệu đạo cấp

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.