Khi nào thì cần phải sinh mổ chủ động ?

BV Từ Dũ

Thế nào là sinh mổ chủ động?

Sinh mổ chủ động là mổ lấy thai khi chưa có chuyển dạ.

Khi nào cần sinh mổ chủ động?

Khi có những tình trạng bệnh lý của mẹ hay thai nhi cần phải chấm dứt thai kỳ ngay.

Ví dụ khi mẹ bị cao huyết áp do thai kỳ nặng, huyết áp tăng cao không điều chỉnh được bằng thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Hay thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai, cần phải đưa thai ra ngay, nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

Những bất lợi cho mẹ khi sinh mổ:

Khi sinh mổ, người mẹ có thể bị những tai biến do gây mê hay do phẫu thuật (phạm phải động mạch tử cung, bàng quang, ruột, khâu trúng niệu quản…). Người mẹ sẽ mất máu nhiều hơn. Sau mổ có thể bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ nên khả năng phải dùng kháng sinh nhều hơn và lâu hơn.

Thời gian hồi phục sức khỏe của người mẹ sẽ lâu hơn, thời gian phải nằm viện cũng lâu hơn.

Sẹo mổ trên thân tử cung có thể bị nứt trong những thai kỳ sau. Vết mổ trên tử cung cũng có thể gây ra dính ruột, tắc ruột.

Những lợi ích cho con khi sinh mổ chủ động:

Nếu tình trạng của thai yếu, khi sinh mổ chủ động sẽ giảm được khả năng bị ngạt, bị sang chấn do sinh khó hay chuyển dạ kéo dài.

Những bất lợi cho con khi sinh mổ chủ động:

Nếu sinh mổ chủ động khi trẻ chưa đủ tháng, trẻ có khả năng bị suy hô hấp cấp do thiếu chất Surfactant (chất rất cần cho hoạt động của phổi, giúp phổi dãn nở tốt) hay bị hội chứng phổi ướt (Hội chứng chậm hấp thu dịch phổi).

Ngoài ra, nếu non tháng, trẻ cũng dễ bị hạ thân nhiệt, xuất huyết não, vàng da nhân, nhiễm trùng huyết…

Bài trướcBệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
Bài tiếp theoBệnh Gan nhiễm mỡ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.