VIÊM RUỘT HOẠI TỬ

Bệnh viêm ruột hoại tử (VRHT) là một bệnh đường ruột cấp tính, thường gặp trong những bệnh tiêu hoá trẻ em. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau 1975. Bệnh có đặc điểm lâm sàng, dịch tễ giống như bệnh Hambourg (hay Darmbrand ở Thế chiến thứ II, hay bệnh Pig Bell được ghi nhận ở Papua New Guinea từ năm 1960 đến nay).

Dịch tễ học – nguyên nhân

Dịch tế học

Theo Murrel thì tần suất mắc bệnh ở Simbu là 48, 3/10.000 dân và 33/10.000 trẻ em dưới 15 tuổi. Có khoảng 1000 trẻ chết vì bệnh Pig Bell hàng năm. Tử vong chiếm 10% trẻ chết, là nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ 6 – 10 tuổi (51. 8% số trẻ tử vong).

Tại Thừa Thiên-Huế, bệnh phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Bệnh có phân bố chọn lọc về địa phương rõ rệt : nông thôn 86%, thành phố và vùng ven 14%. Tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 4 – 9 tuổi (61. 45%), trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái với tỉ lệ 1,6-2:1. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Tử vong cao ở trường hợp có choáng và tỷ lệ tử vong là 69 – 80% đối với thể nặng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh VRHT đó là ( toxin của Clostridium Welchi type C (CWC hay còn gọi là Welchi Perfringens ). CWC là một loại vi khuẩn kỵ khí, gram (+), tạo bào tử, hình gậy. Nó gây nên tình trạng nhiễm độc với tổn thương hoại tử ở ống tiêu hoá của súc vật thí nghiệm cũng như ở người.

CWC có thể tìm thấy trong phân súc vật : bò, lợn và ngay cả trong phân của người lành. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tuỳ theo công trình nghiên cứu. Theo Murrel thì tần suất mắc bệnh ở Simbu là 48, 3/10.000 dân và 33/10.000 trẻ em dưới 15 tuổi. Có khoảng 1000 trẻ chết vì bệnh

Pig Bell hàng năm. Tử vong chiếm 10% trẻ chết, là nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ 6 – 10 tuổi (51. 8% số trẻ tử vong).

Tại Thừa Thiên-Huế, bệnh phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Bệnh có phân bố chọn lọc về địa phương rõ rệt : nông thôn 86%, thành phố và vùng ven 14%. Tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 4 – 9 tuổi (61. 45%), trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái với tỉ lệ 1,6-2:1. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Tử vong cao ở trường hợp có choáng và tỷ lệ tử vong là 69 – 80% đối với thể nặng.

Yếu tố nguy cơgây nên bệnh là:

Vệ sinh kém đặc biệt là vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm.

Nhiễm giun đũa.

Ăn khoai lang nhất là khoai lang sống

Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens do đó cơ thể thiếu hụt tương đối lượng men trypsin.

Bệnh sinh bệnh viêm ruột hoại tử

Welchi perfringens và toxin của nó là tác nhân gây bệnh VRHT ở trẻ lớn. Bệnh gây ra do sự mất quân bình giữa yếu tố sinh (sản xuất) ( toxin và huỷ diệt (toxin. ( toxin rất dễ bị huỷ diệt bởi protease (trypsin). Số lượng protease sẽ giảm khi dinh dưỡng thiếu protein về lượng cũng như về chất hoặc dinh dưỡng có nhiều chất chống protease như các loại khoai (khoai lang), đậu (đậu nành) hay trong cơ thể có nhiều giun đũa.

Vì vậy khi trẻ ăn phải một lượng lớn vi khuẩn chứa trong thức ăn cùng với khoai lang hoặc nuốt phải độc tố đã có sẵn trong thịt thì độc tố này không được trung hoà bởi men protease của ruột, một phần do thiếu men, một phần do men bị ức chế.

Tổn thương bệnh lý :

Welchi perfringens (W P ) sau khi nuốt vào sẽ bám vào vi nhung mao, phát triển tại đó và tiết ra toxin. Chất này sơ khởi huỷ hoại màng nhầy ruột và sau đó toàn bộ thành ruột.

Trong bệnh viêm ruột hoại tử , tổn thương thường khu trú ở ruột non nhất là đoạn hổng tràng.

Tổn thương có thể từ vài cm đến suốt cả chiều dài ruột non.

Tổn thương vi thể dưới dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thâm nhập bạch cầu đa nhân. Quan sát đại thể ta có thể chia tổn thương của viêm ruột hoại tử theo 4 độ như sau :

Độ

Hình ảnh trên ruột

Thành ruột

Khẩu kính

I

Lấm chấm màu gạch hoặc lốm đốm đỏ

Phù nề

Bình thường

II

Lốm đốm như da beo

Phù nề

Bình thường

III

Lốm đốm như da beo

Phù nề, bắt đầu cứng

Bắt đầu teo

IV

Giống như khúc lạp xưởng khô

Dày cứng

Tắc ruột

Tổn thương ở độ I, II thường hồi phục hoàn toàn sau khi lành bệnh; tổn thượng độ IV không hồi phục do để lại những biến chứng về sau và độ III có thể hồi phục một phần.Diễn tiến của tổn thương theo mức độ hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh còn diện tổn thương ( độ rộng của tổn thương) không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.

Lâm sàng

Thời gian ủ bệnh trung bình từ vài giờ đến vài ngày.

Biểu hiện lâm sàng gồm các triệu chứng sau :

Đau bụng :

Luôn luôn có (100%), là triệu chứng đầu tiên của bệnh, xuất hiện vào vào ngày thứ nhất nhưng nó biến mất chậm nhất.. Lúc đầu trẻ đau từng cơn, sau đó đau âm ỉ. Đau gia tăng khi ăn hoặc uống ; đây là triệu chứng đặc biệt của bệnh dùng để phân biệt với những trường hợp có ỉa ra máu khác hoặc ở những thể nhẹ. Cơn đau thường khu trú ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn hoặc có khi không xác định được vị trí nhất định. Đau kéo dài khoảng 4 – 12 ngày, trung bình là 9 ngày. Trong trường hợp VRHT có choáng, cơn đau dữ dội hơn và kéo dài hơn (9 ngày).

Sốt :

Cũng là triệu chứng thường xuyên (100%), xuất hiện sau đau bụng và vào ngày đầu tiên của bệnh. Trong trường hợp có choáng, sốt thường cao > 38. 50C

Nếu sốt cao vẫn tiếp tục hay xuất hiện sau tuần thứ hai, cần cảnh giác những biến chứng của VRHT như tắc ruột, viêm phúc mạc.. . hay viêm tĩnh mạch do tiêm chuyền, viêm phổi.

Ỉa ra máu :

Triệu chứng quan trọng nhất và luôn luôn có (100%), có giá trị trong quyết định chẩn đoán. Xuất hiện ngay ngày đầu hoặc thứ 2 của bệnh. Phân thường có màu đà nâu, lỏng, có mùi thối khắm rất đặc biệt. Lượng phân mỗi lần đi khoảng 50 – 200 ml. Ỉa dễ dàng, không mót rặn. Có trường hợp trẻ không tự ỉa được, phải ấn mạnh vào bụng hoặc thăm trực tràng hoặc đặt ống xông trực tràng phân mới chảy ra ngoài.

Một số trường hợp có táo bón sau một vài ngày ỉa ra máu, thông thường kéo dài 2 – 3 ngày, có trường hợp đến 10 ngày. Nếu táo bón xuất hiện mà các triệu chứng khác của trẻ khá hơn như hết sốt hoặc giảm sốt hoặc bụng bớt chướng thì đó là diễn tiến tốt của bệnh. Ngược lại nếu có táo bón mà sốt gia tăng, đau bụng tăng hay bụng chướng hoặc nôn xuất hiện thì cần nghĩ đến biến chứng của bệnh như tắc ruột, thủng ruột hay viêm phúc mạc.

Có một số trường hợp ỉa chảy phân lỏng xuất hiện trước khi ỉa ra máu (21%).

Nôn :

Triệu chứng này xuất hiện khá sớm, thường vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh. Nôn thường chấm dứt vào ngày thứ 3 của bệnh, hiếm khi kéo dài quá 7 ngày. Nếu nôn tái xuất hiện vào tuần lễ thứ 2 thì thường là do biến chứng tắc ruột.

Chất nôn lúc đầu là dịch chứa trong dạ dày, có thể kèm theo giun đũa. Trong trường hợp nặng, chất nôn có thể có máu đà nâu hoặc máu bầm lợn cợn.

Bụng chướng :

Xuất hiện tương đối muộn so với các triệu chứng trên, thường vào ngày thứ 3 của bệnh. Nếu bụng chướng xuất hiện sớm là dấu hiệu của tiên lượng nặng Trong một số trường hợp có thể sờ thấy khối u ở hạ sườn trái hoặc vùng hông trái (thường xuất hiện sau ngày thứ 4 của bệnh). Trường hợp bụng chướng kéo dài qua tuần lễ thứ 2, cần theo dõi biến chứng tắc ruột.

Choáng :

Choáng thường xảy ra vào ngày thứ 1, thứ 2 của bệnh (79%), ít khi xảy ra vào ngày thứ 3, thứ 4, rất hiếm vào ngày thứ 5, thứ 6. Đi kèm với tình trạng choáng, bệnh nhân có nổi vân tím. Choáng thường hồi phục trước 24 giờ nếu bệnh nhân còn sống. Tỷ lệ tử vong cao nếu có vân tím xuất hiện.

Cận lâm sàng :

Máu :

Công thức máu có bạch cầu tăng cao với bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế.

Thời gian máu chảy, máu đông và số lượng tiểu cầu bình thường.

Điện giải đồ : nồng độ Na máu thấp.

Protide máu giảm.

Phân :

Soi phân thấy tỷ lệ giun đũa và giun móc cao. Mật độ trứng giun đũa trong nhóm trẻ bị VRHT và gia đình cao gấp 2 lần so với nhóm chứng.

Cấy phân : Tìm thấy Clostridium perfringens trong dịch ruột non vùng tổn thương hay trong phân bằng phương pháp nhuộm fluorescing kháng thể.

Dịch màng bụng :

Dịch màng bụng được phân thành 2 loại : dịch hồng đục và vàng đục với nồng độ protein cao, chủ yếu gặp ở thể nhiễm độc hoặc thể ngoại khoa ; ngược lại dịch có màu vàng với nồng độ protein thấp hơn chủ yếu gặp ở thể nội khoa.

X-quang bụng :

Chụp phim không sửa soạn thường có hình ảnh tắc ruột với mức hơi-nước.

Hình ảnh đèn xếp trung thu ở bên trái của ổ bụng. Các bóng hơi trong ruột tách rời nhau bởi các bóng mờ, chứng tỏ có nước trong ổ bụng. Hơi ở đại tràng có ít hoặc không có. Thành ruột dày nhiều.

Gan bình thường. Thành bụng phù nề.

Thể lâm sàng

Thể nhiễm độc cấp tính:

Biểu hiện lâm sàng với choáng, nhiễm độc nhiễm trùng nặng ngay từ đầu. Tử vong 80 – 90%.

Thể ngoại khoa cấp tính :

Biểu hiện lâm sàng với tắc ruột, viêm phúc mạc, thủng ruột.

Thể ngoại khoa bán cấp :

Bệnh có thể biểu hiện muộn sau một đợt cấp tính nhẹ dưới dạng tắc ruột hoặc kém hấp thu.

Thể nhẹ :

Đau bụng, ỉa ra máu, sốt nhẹ.

Chẩn đoán

Chẩn đoán:

VRHT ở trẻ lớn tại vùng có bệnh lưu hành thường dựa vào các yếu tố sau:

Lâm sàng và cận lâm sàng: Nếu có choáng thì đây là một tiêu chuẩn quan trọng vừa giúp chẩn đoán và đánh giá, tiên lượng. – Yếu tố dịch tễ: Tuổi ( chủ yếu 4-9 tuổi), nông thôn, mùa hè.

Yếu tố nguy cơ: ăn khoai lang sống, có nhiều giun đũa, sau ăn một bữa tiệc ở trẻ được nuôi dưỡng ít đạm.

Nếu có càng nhiều yếu tố thì chẩn đoán càng chính xác.

Xác minh chẩn đoán bằng giải phẫu đại thể và vi thể tổn thương ruột.

Đối với một số trường hợp như ở thể nhẹ thì triệu chứng đau sau khi ăn hay uống là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt với các bệnh cảnh khác.

Chẩn đoán gián biệt:Chẩn đoán phân biệt thường được đặt ra với tất cả nguyên nhân gây viêm ruột ỉa ra máu như : Shigella, Campylobacter jejuni, Yersinia enterocolitica, Salmonella, EIEC, EHEC Đôi khi chẩn đoán nhầm với Dengue xuất huyết có choáng (kèm xuất huyết tiêu hoá).

Xác định yếu tố tiên lượng nặng:

Sốt cao > 390C, nhiễm độc nhiễm trùng

Nôn nhiều

Bụng chướng sớm

Nếu bệnh nhân có nhiều triệu chứng bệnh càng nặng ( nguy cơ choáng cao)

Điều trị và tiên lượng

Bệnh VRHT là một bệnh nặng, diễn tiến phức tạp vì thế khi phát hiện bệnh ở tại các tuyến cơ sở , bệnh nhân cần được chuyển đến những bệnh viện có điều kiện chăm sóc và theo dõi cũng như xử lý kịp thời.

Đối với thể nhẹ, không có choáng :

Có thể điều trị bão tồn với hồi phục nước và điện giải, làm cho bụng bớt chướng, phân được thải ra ngoài (ruột được lưu thông).

Hồi phục nước – điện giải:

Uống dung dịch ORS hoặc truyền TM với Ringer lactate (trong trường hợp bệnh nhân nôn nhiều (> 3 lần/giờ) hay bụng chướng căng

Đặt ống thông mũi-dạ dày và ống thông hậu môn :Thường được áp dụng trong trường hợp có bụng chướng nhưng lượng phân thải ra ngoài ít.

Dinh dưỡng :

Có thể cho trẻ ăn với các thức ăn nhẹ như nước súp, sữa, hay bột lỏng ngay từ những ngày đầu của bệnh nếu trẻ không nôn, bụng chướng nhẹ, lượng phân ít. Ăn số lượng từng ít một và ăn nhiều lần trong ngày. Thức ăn sẽ đặc dần nếu triệu chứng lâm sàng cải thiện nhiều. Nhịn ăn được áp dụng trong trường hợp nặng hoặc nôn nhiều, bụng chướng. Tuy nhiên cần cho trẻ ăn sớm khi các triệu chứng trên đã cải thiện. Ăn sớm cũng góp phần vào việc giúp thải phân ra (thời gian táo bón ngắn và ỉa phân đen ngắn) và thời gian đau bụng cũng rút ngắn lại.

Kháng sinh:

Trong bệnh Pig Bell, người ta đề nghị dùng Penicillin (TM) và Chloramphenicol hay Gentamycine . Chúng tôi nhận thấy rằng đối với thể nhẹ, không choáng thì việc dùng kháng sinh hay không dùng có kết quả giống nhau.

Có thể cho uống ngay Pyrantel (Combantrim).

Đối với trường hợp có choáng hoặc có nguy cơ choáng ( tiên lượng nặng):Việc điều trị bao gồm nội ngoại khoa kết hợp.

Điều trị nội khoavới mục đích sửa soạn phẫu thuật cho bệnh nhi bao gồm

Hồi phục nước – điện giải, cần đưa trẻ ra khỏi tình trạng choáng ( Xem nguyên tắc Điều trị choáng ở trẻ em)

Kháng sinh nên được sử dụng và dùng đường tĩnh mạch. Kháng sinh được chọn nhiều nhất là cefotaxim phối hợp với metronidazole hoặc Chloramphenicol phối hợp với Gentamycin hay Penicilline. Liều lượng dùng tuỳ theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ – Đặt ống thông mũi-dạ dày và hút liên tục.

Ngừng ăn bằng đường miệng.

Trong thực hành có một số trường hợp bệnh nhân ở tình trạng choáng hay tiền choáng, điều trị nội khoa thành công mà không cần phẫu thuật. Tuy vậy, trong điều trị, nếu trẻ có choáng hay nguy cơ bị choáng thì cần được phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa :

Thể nhẹ nếu diễn biến xấu hơn hoặc sau 2 ngày điều trị mà dấu hiệu nhiễm độc gia tăng hoặc bụng chướng và đau bụng tăng kèm theo hút dịch đà nâu ở dạ dày hay nghi ngờ có thủng ruột hay tắc ruột.

Thể nặng có choáng hoặc có nguy cơ choáng.Về chỉ định trong phẫu thuật vẫn chưa được thống nhất hoàn toàn. Phương pháp giải phẫu thông thường trong bệnh Pig Bell ở Papua New Guinea là cắt bỏ đoạn ruột hoại tử trung bình 50 – 200 cm, có lúc đến 1 m ; hoặc chỉ dẫn lưu ruột ; hoặc bơm oxy.

Phòng bệnhNguyên tắc phòng bệnh là phòng sự xuất hiện các yếu tố únguy cơ.

Tham giai của cộng đồng:

Đây là một bệnh nhiễm trùng do đó phải có sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo vệ vệ sinh môi trường đặc biệt vệ sinh phân – nước – rác, vệ sinh thực phẩm. . . Giáo dục sức khoẻ cho toàn dân đặc biệt cho các bà mẹ trong việc phòng bệnh.

Vaccine:

Đây là biện pháp tích cực nhất. Tại những vùng có dịch lưu hành người ta khuyên nên tiêm toxoid cho trẻ lúc 2, 4, 6 tháng tuổi hoặc những có yếu tố nguy cơ. Thời gian bảo vệ của vaccine hiện nay chưa rõ. Tuy vậy, cần phải tiêm nhắc lại. Hiện nay vaccine chưa được áp dụng tại nước ta.

Dinh dưỡng :

Thức ăn giàu đạm nên được sử dụng thường xuyên. Tránh ăn khoai lang kèm theo một bữa tiệc, tránh ăn khoai lang sống

Tẩy giun đũa có định kỳ.

Đối với những biện pháp điều trị ở thể nhẹ và phòng bệnh đều có thể đáp ứng đúng nguyên lý của chăm sóc sức khoẻ ban đầu là áp dụng kỹ thuật thích hợp, người dân có thể tiếp cận được, có thể chi trả được, hay người dân dễ chấp nhận được

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.