Cách tính diện tích bỏng ở trẻ em

Bỏng ở trẻ em là nguyên nhân hàng thứ hai của các tai nạn ở Thái Land, bao gồm bỏng do nhiệt, bỏng do nước sôi, bỏng do lửa hoặc tia lửa, bỏng điện, bỏng hóa chất và bỏng do phóng xạ.

Bỏng nhiệt và do nước sôi thường xảy ra ở nhà và ở trong bếp và có thể dự phòng được mặc dù tôi chưa có số liệu chính xác. Bỏng do cháy thường gặp ở Thái Lan bởi vì có rất nhiều vùng dân cư ổ chute và sẽ rất nghiêm trọng nếu xảy ra hỏa hoạn. Bỏng do cháy hoặc do tia lửa có thể còn do cháy quần áo, thời gian tiếp xúc lâu, có thể ngạt do khói và tổn thương đường hô hấp và tử vong.

Bỏng do mỡ nóng (mỡ lợn) thường gặp ở các cư dân gốc trung quốc. Thường bị bỏng rộng và sâu tới lớp cơ và thường ở vị trí bàn tay và mặt.

Tính diện tích bỏng dựa theo bảng của Lund và Browder hoặc của Berkow chia bề mặt các phần cơ thể thành các đơn vị diện tích phù hợp với tuổi nhằm giúp chẩn đoán chính xác diện tích bỏng.

Chẩn đoán chính xác bỏng sâu thường rất khó ngay cả với những người có kinh nghiệm

Cách tính diện tích bỏng ở trẻ em

1. Tổng diện tích da:

Bình thường 14000-16000 cm2ở người trưởng thành.

Trẻ em: Thay đổi theo tuổi

Trẻ sơ sinh : 0,25m2

1 tuổi : 3000cm2

2 tuổi : 4000cm2

3 tuổi : 5000cm2

4-6 tuổi : 6000cm2

7-8 tuổi : 8000cm2

9-15 tuổi : số tuổi + 000

2. Cách tính diện tích bỏng:

Tính S so với tổng số S da (qui ra phần trăm)

Trong bỏng cho phép sai sót ± 3-5%

Để chẩn đoán chính xác nhất: Phương pháp hình nhân —-> áp vết thương sau tính S chính xác nhất

Tính diện tích bỏng ở trẻ em

Do phần cơ thể phát triển không đều: Sơ sinh thì đầu to, cổ ngắn, ngực bé, bụng to. Trong suốt giai đọan phát triển chi dưới tăng chiều 5 lần, chi trên 4 lần, thân 3 lần, đầu 2 lần.

Hay dùng Blokhin

Dùng bảng tính toán sẵn như bản Lund C và Browder N 1944, Portnhicop BV 1957, Luckmann J và Sorensenk 1987

Bảng của Lê Thế Trung:

Vùng

1 tuổi

5 tuổi

10 tuổi

15 tuổi

Đầu mặt

17

(-4) 13

(-3) 10

(-2) 8

Hai đùi

(-4) 13

(+3) 16

(+2) 18

(+1) 19

Hai cẳng chân

(-3) 10

(+1) 11

(+1) 12

(+1) 13

Phân loại bỏng:

Bỏng độ I: tổn thương thượng bì với tình trạng xung huyết, có thể có phù nề nhưng không có vòm phỏng hoặc bóc vảy. Nguyên nhân chủ yếu ở Thái Lan là nước sôi, không bị nguy cơ nhiễm trùng và sẹo. Xử lý kỳ đầu bằng cách rửa dưới nước lạnh, giảm đau đường uống là đủ sau đó có thể dùng cream làm dịu vết bỏng là đủ.

Bỏng độ II: tổn thương thượng bì và trung bì thường do nước sôi hoặc tia lửa. Có thể tự lion sau 1 – 4 tuần. Vết bỏng thường có vòm phỏng chứa dịch thể sạch nền có màu hồng. Bỏng độ này rất đau do vậy sau khi rửa bằng nước muối sinh lý cần dùng thuốc giảm đau sau đó sử dụng băng sinh học để dự phòng chuyển độ thành bỏng sâu.

Bỏng độ III hay bỏng sâu toàn lớp da: tổn thương thượng bì, trung bì và có thể tới các lớp sâu dưới da như cơ..không tự liền được trừ khi bỏng diện hẹp < 1 inch. Thường là bỏng do lửa, mỡ hoặc nhúng ngâm vào nước sôi. Vùng bỏng sâu hơn và được phủ bởi một lớp xuất huyết trên bề mặt dịch tiết. Xử trí bao gồm giảm đau, thuốc kháng khuẩn tại chỗ, hồi sức dịch thể, có thể phải truyền máu và ghép da (thường sau 4 tuần).

Bỏng độ IV: là loại bỏng sâu tới cơ và hoại tử các bộ phận khác, xử trí như bỏng sâu độ III.

Bỏng trẻ em có những đặc điểm riêng:

Trẻ dưới 2 tuổi có diện tích bỏng khác của từng phần khác với trẻ lớn hơn. Da mỏng hơn và các đặc điểm sinh lý khác là lý do làm cho tỷ lệ tử vong và bệnh lý cao hơn. Cần chú ý chăm sóc bỏng vùng mặt, cổ, tầng sinh môn, và chi thể.

Xử trí chung cho bỏng ở trẻ em

1. Tại nơi tai nạn: Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh vô trùng trong vòng 20 -30 giây sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm chảy máu và có thể giảm độ sâu tổn thương do việc hạn chế tác dụng của nhiệt. Chúng tôi không khuyến cáo dùng đá lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt và tổn thương do đông cứng. trẻ nhỏ nên được phủ bằng một tấm vải sạch hoặc chăn ấm.

2. Tại phòng cấp cứu/ đơn vị bỏng: nên theo hướng dẫn phân loại bỏng của Hội bỏng hoa kỳ đối với bỏng mức độ nặng

Bỏng trung bì > 10% diện tích cơ thể

Bỏng vùng mặt, bàn tay, bàn chân, sinh dục, tầng sinh môn, hoặc khớp lớn

Bỏng sâu toàn bộ lớp da ở bất kỳ tuổi nào

Bỏng do điện bao gồm cat tia lửa điện

Bỏng hóa chất

Bỏng hô hấp

Bỏng ở bệnh nhân có các bệnh mạn tính từ trước có thể gây khó khăn cho điều trị, biến chứng hoặc tử vong

Bệnh nhân bỏng có các chấn thương kết hợp mà trong đó bỏng là nguy cơ lớn nhất

Bỏng ở bệnh nhân đòi hỏi phải có các tư vấn mang tính chất xã hội, tâm lý hoặc phải phục hồi chức năng lâu.



Tái đánh giá diện bỏng, vị trí, độ sâu và các dấu hiệu sinh tồn là vô cùng quan trọng

Bỏng độ I: nên được rửa lại bằng các dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, băng lại và điều trị ngoại trú, tái khám sau 2- 3 ngày.

Bỏng độ II: cần rửa lại bằng dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý, có thể loại bỏ các tổ chức chết, các vòm phỏng ở mu bàn tay, gan bàn tay, lòng bàn chân cần được giữ nguyên vẹn. Bệnh nhân bỏng trên 10% diện tích cơ thể nên đưa vào điều trị tại đơn vị điều trị bỏng. Vết bỏng hở nên được băng và che phủ bằng da lợn sau đó băng các lớp gạc phía ngoài. Vết thương nên được kiểm tra sau mỗi 2 ngày, nếu da lợn bám chắc vào nền vết bỏng thì để nguyên, nếu không dính thì nên cho giảm đau trước khi thay băng sau đó nhẹ nhàng rửa sạch trong bồn tắm, dùng thuốc tại chỗ (silver sulfate), gạc băng, vật lý trị liệu (chủ động và thụ động) nên bắt đầu sớm.

Bỏng vùng sinh dục cần được rửa sạch bằng gạc cotton sau đó băng lại bằng gạc mỏng.

Bỏng độ III và IV cần phải nhập viện. Chăm sóc vết bỏng tại giường bệnh cũng như bỏng độ hai. Hồi sức và duy trì dịch thể là rất cần thiết. Cần theo dõi các dấu hiệu sinh tồn, theo dõi nước tiểu bằng sonde Foley. Đặt sonde dạ dày qua mũi để giảm áp dạ dày và dự phòng nôn, đặc biệt trong 24 giờ đầu sau bỏng ở các trường hợp bỏng nặng. Theo dõi chặt chẽ tình trạng đường thở, đặc biệt chú ý khi bỏng đường hô hấp dưới. Theo dõi chặt chẽ đường máu. Theo dõi hematocrit để đánh giá nhu cầu dịch thể và chỉ định truyền máu khi mất máu có thể xảy ra.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.