Bát Vị Địa Hoàng Hoàn (Hachi Mi Ji O Gan)

Thành phần và phân lượng:

Thang Tán Thang Tán

Địa hoàng 5-6 6-8 Phục linh 3 3

Sơn thù du 3 3-4 Mẫu đơn bì 3 3

Sơn dược 3 3-4 Quế chi 1 1

Trạch tả 3 3-4 Gia công phụ tử 0,5-1 0,5-1

Cách dùng và lượng dùng:

1. Tán: Luyện với mật ong: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g.

2. Thang.

Công dụng: Thuốc dùng trị các chứng đau chân, đau lưng, tê, mờ mắt ở người già, ngứa, đái khó, đái rắt, phù thũng ở những người dễ mệt mỏi, chân tay dễ bị lạnh, lượng tiểu tiện giảm hoặc do đái nhiều mà đôi khi khô cổ.

Giải thích:

Theo Kim quỹ yếu lược: Bài thuốc này còn có các tên gọi khác như Thận khí hoàn, Bát vị thận khí hoàn, Thôi thị bát vị hoàng là bài thuốc dùng cho thận hư, đối tượng của bài thuốc này là những người có chức nǎng thận bị suy nhược.

Bài thuốc này ít dùng cho thanh thiếu niên, mà là bài thuốc của bệnh người già, cho nên được dùng cho những người từ trung niên trở ra. Bài này phần nhiều kiêng đối với những người ngày thường vị tràng hư nhược, có chiều hướng bị ỉa chảy, những người bị ứ nước trong dạ dày, những người bị buồn nôn và nôn mửa. Tức là, có những người sau khi uống thuốc này thì ǎn uống trở nên kém ngon. Những người như vậy không thích hợp với bài thuốc này và phải chuyển sang dùng thuốc khác.

Theo Giải thích các bài thuốc: Thuốc phần nhiều dùng cho những người có tuổi từ trung niên trở ra, những người bị các chứng bệnh về thận (như viêm thận, hư thận, sỏi thận, teo thận, viêm bể thận, abumin niệu, lượng tiểu tiện giảm do bị phù sau khi đẻ), miệng khát ,đau cơ lưng v.v…

Thuốc dùng trị viêm bàng quang, teo bàng quang ở người già, sỏi bàng quang, tê cơ co khít bàng quang (constrictor), tiền liệt tuyến phì đại, bí đại tiện sau mổ ở phụ nữ mới đẻ hoặc có bệnh phụ khoa, liệt dương, bí đái hoặc đái không giữ được, tiểu tiện bất lợi hoặc di niệu và bị chứng đái dầm, miệng khát, đau cơ lưng, đái ra máu v.v…

Theo Các bài thuốc đơn giản:Những đối tượng chủ yếu của bài thuốc này là:

(1) Miệng khát.

(2) Lượng tiểu tiện không bình thường (giảm hoặc tǎng).

(3) Khi lượng tiểu tiện tǎng thì số lần đi đái nhiều.

(4) Khi lượng tiểu tiện giảm thì hạ chi bị phù thũng.

(5) Tê liệt ở phần bụng dưới hoặc phần duỗi của cơ thẳng đứng của bụng bị cǎng.

(6) Lòng bàn tay và gan bàn chân cảm thấy nóng hoặc lạnh.

(7) Tình dục giảm.

(8) Đau cơ lưng.

(9) Bộ máy tiêu hóa không rối loạn (như ỉa chảy, nôn mửa hay không muốn ǎn).

(10) Cảm giác mệt mỏi.

1.Bát vị hoàn-Bài thuốc bát vị quế phụ

2.Bát vị hoàn trong hải thượng y tông tâm lĩnh

3.Kim quỹ thận khí hoàn nguồn gốc xuất xứ

4.Bát Vị Hoàn (Thận Khí Hoàn – Bát Vị Quế Phụ)

5.206 bài thuốc Đông y Nhật Bản – Bát Vị Địa Hoàng Hoàn (Hachi Mi Ji O Gan)

6.Bát vị dùng Sinh địa, Quế chi so với bài Bát vị dùng Thục địa, Nhục quế

Bài trước206 bài thuốc Đông y Nhật Bản – Hoàn Thập toàn đại bổ
Bài tiếp theo206 bài thuốc Đông y Nhật Bản – Lục Vị Hoàn (Roku Mi Gan)

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.