Bé từ 1 tuổi đến 1 tuổi 6 tháng
- Tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp xúc cho bé, giúp, bồi dưỡng khả năng chú ý và quan sát.
- Cần để bé tập đi một mình, tập bước lên xuống cầu thang.
- Tập chỉ ra các bộ phận cơ thể.Trong cuộc sống hàng ngày cần thường xuyên nói chuyện với bé, động viên bé dùng những từ đơn giản biểu đạt ý muốn của mình, dạy bé biết xưng hô khi gặp người quen.
- Chọn đồ chơi biết phát ra âm thanh và cử động được cho bé.
- Khi bé bắt đầu tiếp xúc với những bé khác, bồi dưỡng giáo dục cho bé quan hệ tốt đẹp, cùng chơi với bạn.
Bé từ 1,5 tuổi đến 2 tuổi
- Cố gắng làm phong phú thêm nội dung sinh hoạt cho bé, mở rộng tầm nhìn cho bé đối với thế giới xung quanh. Vận dụng sự vật thực tế để giáo dục trực tiếp đối với bé, bồi dưỡng khả năng tập (trung chú ý quan sát và trí nhớ cho bé. Cùng chơi trò chơi với bé, giúp bé phát triển các động tác cơ bản từ trò chơi.
- Nên nói chuyện với bé bằng từ ngữ đơn giản, chính xác, không nên nói theo kiểu trẻ con. Người lớn nên chọn những bài hát thích hợp để dạy bé hát. Tạo điều kiện cho bé được tiếp xúc với mọi người xung quanh. Đối với những từ khó phát âm nên luyện tập bé lặp lại nhiều lần, và sửa chữa những âm chưa chuẩn, yêu cầu bé dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý thức của bản thân. Không dùng những cử chỉ, dấu hiệu thay thế, người lớn nên dùng câu đầy đủ để giáo dục dạy dỗ bé. Dạy bé biết chào hỏi khi gặp người lớn, biết quan tâm chú ý đến các bạn.
- Cuộc sống nên có nề nếp. Mỗi ngày nên bảo đảm thời gian ngủ 1-2 giờ buổi trưa. Giúp bé luyện tập khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày, người lớn không nên việc gì cũng làm thay bé.
- Tiêm chủng theo lịch.
- Từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi do phạm vi hoạt động tăng nên lượng hoạt động cũng tăng theo, vì vậy cần nguồn cung cấp năng lượng nhiều hơn. Cần chọn thực phẩm động vật tốt hoặc đậu nành và chế phẩm đậu nành. Lượng protein, chất béo và chất bột đường cũng tăng, về vitamin, ngoài vitamin A & D, lượng những vitamin cần thiết khác nhiều hơn so với tre sơ sinh một chút. Ngoài ra, nhu cầu canxi, phospho, sắt, magie, iod cũng tăng dần theo tuổi của bé.
Hiện nay có những phụ huynh cho rằng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ càng nhiều càng tốt, mà không chú ý đến .yếu tố dinh dưỡng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng, thêm vào đó là bắt trẻ suốt ngày ở nhà/hoạt động ít, vì vậy xu hướng trẻ béo phì ngày càng nhiều. Điều này có liên quan đến sự hấp thụ chất béo và đường.Y học đã chỉ ra, bệnh tim mạch ở người lớn có liên quan đến sự ăn uống khi còn là trẻ thơ, vì vậy, để phòng ngừa bệnh này, cần bắt đầu từ thời niên thiếu.
Bé từ 2 tuổi đến 3 tuổi
- Cần có ý thức để bé được tiếp xúc với xã hội và môi trường tự nhiên, để bé được xem, được nghe, tiếp xúc với sự vật cụ thể, tăng thêm và củng cố ấn tượng.
- Để bé được chơi đồ chơi mà bé thích, chơi những trò chơi thú vị. Nên chọn những đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của bé, tốt nhất là đồ chơi biết hoạt động và có tính khởi phát, kích thích tưởng tượng và tư duy.
- Thường xuyên để bé có cơ hội tập nói, không nên hạn chế bé nói chuyện, cần dạy bé nói câu hoàn chỉnh, dạy nói được một việc đơn giản. Khi hỏi và trả lời nên chú ý dùng từ chính xác, phát âm chuẩn. Nên để bé nói nhiều, nghĩ nhiều, hỏi nhiều thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ.
- Ngay từ nhỏ giáo dục bé nếp sống văn minh, lễ độ, biết nhường nhịn, quan tâm đến người khác, tôn trọng người lớn, đối với người lớn biết chủ động chào hỏi.
- Tiếp xúc nhiều với xã hội, nhưng cần chú ý phòng tránh các bệnh lây nhiễm như cảm cúm theo mùa, không nên tùy tiện ra ngoài khi thời tiết xấu để tránh nhiễm bệnh.
- Trong cuộc sống khi bé có ý thức sớm nhất về “ tự mình làm” thì người lớn nên cổ vũ động viên bé và giúp đỡ bé biết tự lập, để bé nhanh chóng và nắm vững nhiều hơn kỹ năng sống.
Bé từ 3 tuổi đến 4 tuổi
- Động viên bé thông qua biểu hiện bề ngoài của sự vật để phán đoán nội dung, đặc điểm, cách dùng của nó. Dạy bé nhận biết được những màu cơ bản: đỏ, lục, lam, vàng, đen, trắng… và vài hình thể: hình tròn, hình vuông, tam giác…
- Qua trò chơi và hoạt động, giúp các động tác của bé thành thạo, giáo d.ục lòng dũng cảm và ý chí cho bé, để bé tự do hoạt động, tập vẽ, nặn đất, chơi những đồ chơi xếp hình, Động viên bé chơi những trò chơi mô phỏng công việc của người lớn.
- Thông qua sinh hoạt hàng ngày, trò chơi, kể chuyện, học hát, phụ huynh nên có ý thức tăng cường sự phát triển ngôn ngữ của bé, để bé nắm vững thêm nhiều từ vựng, nói được những câu phức tạp.
- Giáo dục bé những đức tính tốt, dạy bé biết yêu thương đoàn kết với bạn, quan tâm đến bạn, không giành đồ chơi của bạn, khi tham gia trò chơi tập thể cần tuân theo kỷ luật.
- Gia đình và trường học cần có phương pháp và thái độ giáo dục thống nhất, không nên quá nuông chiều con trẻ. Người lớn nên làm thế nào để bé tôn trọng, tin tưởng, và người lớn cũng cần phải tôn trọng bé. Cha mẹ không nên vì tính tình cá nhân thay đổi mà ảnh hưởng đến thái độ đối với con trẻ.
- Cần giúp đỡ và hướng dẫn bé biết cách sống độc lập, ví dụ để bé cảm thấy mặc và cởi quần áo là những việc rất dễ làm. Trong cuộc sống cần tạo cho bé thói quen trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, giáo dục bé biết giữ vệ sinh và tập cho bé có thói quen vệ sinh. Ngoài ra, nên động viên bé học và tích cực tham gia vào những hoạt động lao động vừa sức, .như quét nhà, lau bàn ghế, tưới hoa, từ đó giáo dục bé yêu lao động
Bé từ 4 đến 5 tuổi
- Về mặt ăn uống, nên chú ý để trẻ được ăn tốt, ăn no nhưng phải tránh để trẻ bị béo phì, và cũng cần chú ý tránh để trẻ biếng ăn,kén ăn, đưa đến thiếu dinh dưỡng.
- Nên tạo cho bé cơ hội để tham gia các hoạt động bên ngoài, như đưa trẻ đến vườn trẻ, nơi vui chơi của bé, đến những nơi có sân chơi rộng để trẻ chạy nhảy, chú ý đến việc nâng cao năng lực vận động cho trẻ.
- Dạy trẻ biết dùng đôi bàn tay để làm những công việc tỉ mỉ như xếp giấy (yêu cầu trẻ xếp được món đồ mà trẻ biết), cắt dán, học vẽ những hình đơn giản như hoa, cây cỏ, hình người.
- Dạy cho trẻ xem đồng hồ.
- Chọn cho trẻ đồ chơi biết cử động, có sự chuyển động, kích thích tưởng tượng và tư duy.
Bé từ 5 đến 6 tuổi
- Bảo đảm lượng protein hấp thu qua các thức ăn thịt, dậu, trứng, sữa…Ngoài ra, chú ý tránh để trẻ biếng ăn, kén ăn, tạo cho trẻ không khí tốt khi ăn, khi làm các món ăn nên chú ý giá trị dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị để kích thích sự thèm ăn.
- Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi thích học hỏi nhất, hứng thú với những sự vật xung quanh, phân tích, tổng hợp, suy luận những sự việc đơn giản. Phụ huynh, thầy cô nên chú ý để bảo vệ, động viên tính hiếu học, ham tìm tòi tích cực của trẻ, không nên bỏ lỡ cơ hội rất tốt này trong sự phát triển trí lực của trẻ.
- Nên giáo dục trẻ khả năng sống độc lập, trong cuộc sống hàng ngày, cần động viên trẻ biết tự mặc áo, ăn cơm, rửa mặt, giặt áo, tiểu tiện, đại tiện, dậy và ngủ đúng giờ, cố gắng để trẻ độc lập tự sắp xếp trong sinh hoạt hàng ngày.
- , nên bắt đầu từ những việc thường ngày dễ hiểu, như giáo dục trẻ yêu tổ quốc, cần giáo dục trẻ trước tiên biết yêu gia đình mình, yêu trường học, yêu quê hương mình từ đó dẫn đến lòng yêu nước. Haykhi giáo dục trẻ yêu mến mọi người thì bắt đầu từ việc giáo dục trẻ biết yêu quí cha mẹ, yêu quí các bạn, thầy cô giáo, từ từ mở rộng yêu người lao động.
- Trò chơi có. thể làm trẻ vui, có lợi cho sự phát triển của trẻ. Ngoài các loại trò chơi với bóng, nhảy dây, trốn tìm, còn có những trò chơi trí tuệ, như đánh cờ, xếp hình, số học… trẻ có thể hình thành nhiều khái niệm, thúc đẩy sự phát triển khả năng quan sát, tiếp nhận, tư duy, trí nhớ.
- Cần lợi dụng hoạt động trò chơi thúc đẩy nhận thức phẩm chất của trẻ, giáo dục tâm sinh lý. Đồng thời nên chú ý -giáo dục an toàn, vệ sinh bảo vệ răng miệng, phòng các trường hợp bị thương, ngộ độc.